Là một trong những tu viện lớn nhất tại Việt Nam, cũng là một trong các ngôi chùa linh thiêng nhất trong quần thể danh thắng Yên Tử, thiền viện Trúc Lâm Yên Tử hay còn gọi là chùa Lân luôn là điểm đến trong hành trình tìm về nguồn cội của du khách cũng như Phật Tử khắp nơi. Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử là nơi Phật Hoàng Trần Nhân Tông thoát tục và tu hành, trải qua thời gian, nơi đây được trùng tu và xây dựng nhiều lần, trở thành tu viện linh thiêng trên đỉnh chùa Yên Tử. Hôm nay cùng theo chân mình khám phá thiền viện đặc biệt này bạn nhé!
Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử ở đâu?
Nằm trong quần thể danh thắng Yên Tử, thiền viện Trúc Lâm hiện nay nằm trên núi Yên Tử thuộc xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí, Quảng Ninh. Thiền viện còn gọi là chùa Lân, được vua Trần Nhân Tông chọn làm nơi để tu hành. Vào năm 1293 ngài đã cho sửa sang lại tổng thể chùa Lân thêm trang trọng và uy nghiêm. Nơi đây vị Phật hoàng thường tụng kinh, giảng đạo cho chư tôn, tăng ni đến nghe.
Có thể bạn quan tâm:
- Chùa Đồng Yên Tử: Địa chỉ du lịch tâm linh hot đầu năm
- Lịch sử hình thành Chùa Yên Tử và những thông tin thú vị
- Chùa Hoa Yên đẹp tựa mây khói trên đỉnh núi Yên Tử hùng vĩ
Lịch sử thiền viện Trúc Lâm Yên Tử
Trần Nhân Tông kế vị vua Trần Thánh Tông lên ngôi năm 1278, ngay sau đó ông phải đối với sự hung hãn của quân phương Bắc do Hốt Tất Liệt thống lĩnh tấn công xâm lược Đại Việt. Dưới sự chỉ đạo của hai vị vua Trần và sự cầm quân tài ba của Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn, quân Nguyên – Mông đã bị đẩy lui. Đến năm 1287, quân Nguyên – Mông quay lại xâm lược lại một lần nữa hai vua Trần cùng Trần Quốc Tuấn tiếp tục lãnh đạo nhân dân Đại Việt đánh bại một trong những đội quân mạnh nhất thế giới nhất bấy giờ.
Sau khi dẹp giặc, an dân,vua Trần Nhân Tông truyền ngôi cho Thái tử Trần Thuyên, lên làm Thái Thượng Hoàng và bắt đầu đi tìm con đường chính đạo tu hành. Ông chính là vị tổ sáng tạo và xây dựng lên Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử linh thiêng mang đậm chất văn hóa tôn giáo tín ngưỡng của người Việt.
Vua Trần Nhân Tông chính là Phật Hoàng đầu tiên của thiền viện Trúc Lâm Yên Tử. Sau khi đức Phật hoàng quy tiên tại non Yên Tử linh thiêng, hai vị Đại thiền sư Pháp Loa và Đại thiền sư Huyền Quang đã tiếp nối và xây dựng Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử ngày một phát triển. Thiền phái như một sợi chỉ đỏ chạy dọc chiều dài lịch sử triều đại nhà Trần, làm phong phú đời sống văn hóa tâm linh của người dân, khiến Phật giáo ngày càng hưng thịnh.
Tinh hoa kiến trúc độc đáo
Kiến trúc các ngôi chùa ở thiền viện Trúc Lâm Yên Tử được xem là chuẩn mực của kiến trúc phật giáo được dựng lại y nguyên theo mô phỏng ban đầu. Cổng Tam quan hai tầng tám mái cân xứng đứng uy nghi phía trên cao, bước lên các bậc đá qua cổng tam quan bán sẽ tiến vào sân chính, sân lát gạch đỏ. Mái chùa được lợp ngói vẩy uốn cong hình đầu đao hướng thẳng lên trời.
Toàn bộ hệ thống cột cái, cột quân ở các chùa Yên Tử đều làm bằng gỗ lim quý, bên ngoài hàng cột hiên được dựng từ những cột đá chắc chắn. Bên dưới các cột đều có kè một phiến đá trong làm đế. Không phải tự nhiên lại có một phiến đá dưới chân các cột, đây được coi như một nét quy chuẩn trong kiến trúc tôn giao, tín ngưỡng ở Việt Nam có ý nghĩa riêng. Trong tín ngưỡng dân gian người Việt, hình ảnh cột đá, cột gỗ đặt trên một phiến đá chính là biểu tượng của tín ngưỡng phồn thực. Đây là một nét văn hóa rất thu hút du khách tại nước ta.
Có thể bạn quan tâm:
- Đền Ông Hoàng Mười – Điểm văn hoá tín ngưỡng đặc sắc nhất
- Hồ Gươm – Tìm về vẻ đẹp biểu tượng của Thủ đô Hà Nội
Danh thắng tâm linh của người Việt
Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử là một quần thể danh thắng rộng lớn với nhiều địa điểm tham quan. Trước khi lên Yên Tử bạn sẽ đi qua đền Trình, tạm dừng chân nghỉ ngơi chuẩn bị cho hành trình.
Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử có gian điện rộng lớn, nơi mà các sư thầy tu hành, học kinh pháp nhà Phật. Nơi đây được ví như trường học của người tu hành, các vị sư được dạy đọc kinh, triết lý phật giáo, thuyết của thiền… Đồng thời đây cũng là điểm đến trong hành trình hành hương của du khách, là điểm đến tâm linh không thể bỏ qua