Hình ảnh những ngôi nhà sàn ở vùng dân tộc ít người đã trở thành một biểu tượng văn hoá truyền thống lâu đời. Việc giữ gìn những nếp nhà cũ trong các vùng miền đang được quan tâm rất lớn bởi đây được xem như một công trình kiến trúc rất đẹp và độc đáo. Cùng khám phá những điểm thú vị trong việc xây dựng nên kiểu nhà sàn này trong bài viết dưới đây.
Nhà sàn là kiểu nhà gì?
Nhà sàn là một ngôi nhà có kiến trúc đặc biệt theo lối truyền thống thường xuất hiện nhiều ở những khu vực dân tộc ít người ở Việt Nam. Ngôi nhà không chỉ xây dựng với mục đích làm chỗ sinh hoạt và nghỉ ngơi mà còn giúp người dân tộc tránh được những thú rừng tấn công. Tuy công nghệ hiện đại, những nhà mẫu nhà hiện đại mọc lên rất nhiều, những đâu đó bạn vẫn bắt gặp hình ảnh những chiếc nhà sàn ở thành phố hay ở vùng nông thôn.
Những ngôi nhà sàn ban đầu được xây dựng ở vùng dân tộc ít người thường được xây dựng bằng những nguyên liệu tự nhiên, gần gũi như tre, nứa, vầu,…Nền của ngôi nhà thường có những trụ cột làm bằng gỗ tốt để chống đỡ và giúp ngôi nhà bền vững với thời gian. Điểm đặc biệt của những ngôi nhà kiểu này thường có nền nằm cách xa mặt đất khá lớn với chức năng để tránh ngập nước vào những ngày mưa to và tránh việc thú rừng có thể tấn công.
Tuỳ vào một tập quán cũng như những sinh hoạt văn hoá khác nhau của mỗi dân tộc nhà sàn cũng có nhiều đặc điểm và hình dáng đặc trưng riêng. Một số dân tộc thiểu số thường sẽ lựa chọn xây dựng nhà tựa lưng vào núi, phía trước ngôi nhà sử dụng để canh tác và trồng trọt. Còn một số dân tộc khác như Thái lại có xu hướng xây nhà hướng vào rừng.
Nét độc đáo trong kiến trúc nhà sàn
Nhà sàn có nhiều đặc điểm và phong cách xây dựng khác nhau tùy thuộc vào mỗi vùng miền. Dưới đây là những đặc điểm, chức năng và nguyên liệu chính để xây dựng một căn nhà độc đáo này.
Về đặc điểm của nhà sàn
Kiểu nhà này ra đời từ thời kỳ Đá mới rất lâu đời trong lịch sử và vẫn được lưu giữ đến tận ngày hôm nay. Ngôi nhà này thường thích hợp với những nơi có địa hình đồi núi phức tạp có nhiều sông suối hay đầm lầy. Thông thường, nhà sàn được xây dựng từ những vật liệu có sẵn trong rừng, qua bàn tay khéo léo tạo nên một công trình kiến trúc đặc biệt.
Về chức năng
Về mục đích để xây dựng những căn nhà nằm trên cao so với mặt đất, cụ thể:
- Đây là một không gian sinh hoạt cho mọi người để che nắng và mưa.
- Hạn chế tình trạng ngập lụt vào những ngày mưa bão.
- Thú dữ không thể tấn công và hạn chế những loại côn trùng rắn rết, ruồi muỗi,..
- Là địa điểm để thực hiện những nghi thức cúng bái, lễ của mỗi dân tộc.
- Nhà sàn là địa điểm tổ chức những sự kiện quan trọng, buổi sinh hoạt chung để gắn kết mọi người.
Về kiến trúc
Kiến trúc của của nhà sàn hiện nay rất phong phú được cải tiến theo phong cách ngày một hiện đại hơn. Tuy nhiên, những đặc trưng trong kiến trúc vẫn được giữ gìn. Kiểu nhà này thường được xây dựng với các cột theo một tỷ lệ phù hợp với diện tích của ngôi nhà, nền nhà và cầu thang.
Thông thường sẽ có hai cửa được xây dựng đối xứng với nhau và không gian trong ngôi nhà được phân chia thành nhiều gian nhà khác nhau gồm khu vực trung tâm, chỗ để thông ra các buồng và hàng ba, hàng hai. Ở mỗi khu vực hàng còn được xây dựng những cách cửa sổ để không gian trong căn nhà được thoáng mát hơn. Điểm đặc biệt là phần mái của nhà sàn sẽ có một độ dốc nhất định.
Về sàn nhà
Một ngôi kiểu nhà này sẽ được xây dựng từ những nguyên liệu như tre, nứa, gỗ, mây và lá tranh. Những nguyên liệu này thường có tuổi thọ không cao và những nguyên liệu tự nhiên này thường rất thiếu hụt rất nhiều. Vì vậy, rất nhiều công trình nhà sàn với sự kết hợp giữa nguyên liệu truyền thống và hiện đại khi sử dụng các vật liệu sắt thép, bê tông nhưng vẫn giữ được nét đặc trưng trong phong cách xây dựng nhà sàn.
Cầu thang
Trong mẫu nhà sàn chuẩn truyền thống của người Tây Nguyên thường sẽ có cầu thang với số bậc trung bình là 7 bậc. Nguyên liệu để làm nên những chiếc cầu thang thường lấy từ những loại gỗ tốt và chắc chắn. Ở một số đồng bào thiểu số cầu thang của ngôi nhà còn được trang trí chạm khắc rất tinh xảo và tỉ mỉ để tạo nên một tổng thể kiến trúc hoàn mỹ.
Cách loại nhà sàn phổ biến hiện nay
Mỗi một dân tộc hay một vùng miền sẽ có tập tục và văn hóa khác nhau nên những căn nhà cũng được thiết kế và xây dựng phong cách riêng. Một số nhà sàn tiêu biểu là ở các vùng miền ở nước ta bao gồm:
Nhà sàn ở vùng núi Tây Bắc
Ở Tây Bắc có hai dân tộc có xây dựng kiểu nhà sàn đặc trưng là dân tộc Tày và dân tộc Thái.
Dân tộc Tày: Yêu cầu đặt ra khi xây dựng nhà ở dân tộc Tày chính là số cột phải là số chẵn và trung bình từ 26 đến 34 cột. Phần cầu thang của ngôi nhà phải được thiết kế ở hướng Đông và Nam và phần mái nhà sử dụng lá cọ đặc trưng. Ngôi nhà được phân chia thành nhiều gian phòng để gia đình có thể sinh hoạt dễ dàng hơn.
Dân tộc Thái: Nguyên liệu để xây dựng ngôi nhà sàn của người Thái phải được xây dựng hoàn toàn bằng tự nhiên như gỗ, tre, nứa, mây,…Đặc điểm của những ngôi nhà ở đây thường sẽ được thiết kế theo phong cách mô phỏng theo hình dạng cánh đồng, dòng sông hay núi đồi.
Kiểu nhà của người Thái sẽ có hai cầu cầu thang để nam nữ có thể đi riêng. Các cột nhà, gian nhà thì không sử dụng số chẵn mà đều là số lẻ. Mái nhà được xây dựng theo nhiều phong cách khác nhau như máu rùa hoặc mái khau cút.
Nhà sàn của người dân tộc Tây Nguyên
Khác với những căn nhà sàn ở vùng núi Tây Bắc, ở Tây Nguyên nhà sàn thường được xây dựng theo hướng Bắc hoặc Nam. Như vậy, căn nhà sẽ đón được làm gió tự nhiên giúp thoáng mát cho căn nhà. Các cột nhà thường được dùng từ những cây cổ thụ to có bán kính là 25cm để tạo thế vững chãi chống đỡ cho cả ngôi nhà.
Tùy vào nhu cầu sử dụng và kinh tế của mỗi gia đình nhà sẽ được xây dựng thành nhiều gian khác nhau từ 3 đến 7 gian. Thông thường một căn nhà sàn ở Tây Nguyên sẽ có chiều rộng từ 5 đến 7m và chiều rộng là khoảng 4 đến 4m. Ngôi nhà thường có 7 bậc cầu thang và được trang trí chạm khắc tỉ mỉ theo văn hoá dân tộc riêng.
Nhà sàn ở vùng Nam Bộ
Khác với những ngôi nhà ở vùng núi nhà sàn ở vùng Nam Bộ thường gần sông nước do đặc thù địa hình nơi đây. Do thường xuyên đi lại trên các con sông hay bờ kênh nên dân cư tại đây thường sẽ xây dựng nhà trên mặt nước gần sông. Những ngôi nhà ở đây có diện tích rộng với nhiều gian khác nhau để mọi người có thể sinh hoạt.
Một điểm đặc biệt trong kiến trúc của những ngôi nhà này chính là ở mỗi khung cửa và những lan can đều có vẽ những họa tiết tinh xảo được làm thủ công rất đẹp mắt. Đó có thể là hình của chim, hoá lá, những cảnh vật thiên nhiên.
Có thể bạn quan tâm:
- Chùa Bà Thiên Hậu – Lạc vào miền di sản của người Hoa
- Chùa Bửu Long – Nét đẹp tâm linh độc đáo nổi bật ở Sài Gòn
Đặc điểm và các phân loại nhà sàn theo từng vùng miền đã được giới thiệu qua bài viết trên đây. Đây là một ngôi nhà mang đậm bản sắc dân tộc đáng được giữ gìn cho thế hệ mai sau.