Văn Miếu Quốc Tử Giám được xem là một trong những biểu tượng của thủ đô Hà Nội, là khu di tích biểu trưng trí tuệ và văn hiến Việt. Đây còn được biết đến như là trường đại học đầu tiên không chỉ ở Việt Nam mà còn cả khu vực Đông Nam Á. Hằng năm, nơi đây luôn chào đón hàng nghìn khách du lịch đổ bộ đến tham quan, khám phá.
Những thông tin đầy đủ nhất về Quốc Tử Giám
Đây là một địa danh tham quan nằm tại số 58 đường Quốc Tử Giám, thuộc quận Đống Đa, thành phố Hà Nội và được xem là nơi đào tạo về giao dục hàng đầu thuộc cấp trung ương tại các nước Á đông tại Á Đông vào thời Nho giáo. Đứng đầu là Tế Tửu, sau Tế Tửu là Tư nghiệp và không chỉ có ở Việt Nam mà còn có ở đất nước Trung Hoa.
Cấu tạo của khu di tích Văn Miếu
Văn Miếu Quốc Tử Giám là một ngôi trường đại học danh giá quy tụ toàn anh tài trí thức của nước nhà trong những thời kỳ lịch sử. Bây giờ, đây được xem là một di tích lịch sử văn hóa biểu trưng cho trí tuệ, cho truyền thống bao đời hiếu học của nước Việt ta sau này. Quần thể kiến trúc này gồm 3 khu là Khu Văn Miếu, Khu Hồ Văn và Khu Vườn Giám có diện tích 54.331m2.
Văn Miếu có hai phần là phần Văn Miếu và phần Quốc Tử Giám. Văn Miếu được xem là nơi thờ phụng các vị Chu Công, Khổng Tử, Tứ Phối và phần còn lại thuộc một phần của khu quần thể này, là nơi dạy và học dành cho những bậc hiền tài.
Lịch sử hình thành Văn Miếu Quốc Tử Giám
Khu này được thành lập từ thời Lý Nhân Tông năm 1076. Mục đích ban đầu xây trường là làm nơi giáo dục cho các con vua, hoàng tộc, các quý tộc hoặc quan lại. Nhưng sau đó, từ năm 1953, vua Trần Thái Tông đã mở rộng và thu nhận cả những học sinh ưu tú, xuất chúng của dân thường.
Ở đời nhà Lý, di tích được xây dựng tại kinh thành Thăng Long và đến đời nhà Nguyễn, nó lại được lập ở Huế. Cho đến những năm 1947, khi thực dân Pháp xâm lăng và tàn phá nước ta, Quốc Tử Giám cũng bị ảnh hưởng và bị đổ bể hoàn toàn. Ngày nay, nơi đây là khu Thái Học, được xây dựng dựa trên mô phỏng kiến trúc xưa.
Vai trò của các chức vụ trong hệ thống Quốc Tử Giám
Quốc Tử Giám đóng vai trò quan trọng, là nơi đào tạo quan quân ưu tú cho nhà nước. Vậy nên, người Tế Tửu là người đứng đầu, bên cạnh chức năng dạy học thì còn tổ chức các cuộc khảo hạch (được hiểu là Giám sát, tổ chức các bài kiểm tra định kỳ), kiểm tra quá trình học tập, sự chuyên cần, tiến bộ của các Giám sinh (ngày nay gọi là học sinh, sinh viên).
Bên cạnh đó, người này còn phải chấm thi, báo cáo kết quả cho Bộ Lại làm căn cứ xét tuyển nhân tài. Sau Tế tửu là Tư nghiệp, là cánh tay đắc lực, hỗ trợ công việc cho Tế tửu (được xem như Phó hiệu trưởng và các giảng viên) trong việc rèn luyện và dạy dỗ các sĩ tử.
Có thể nói, Tế tửu và Tư nghiệp đều là những bậc cao nhân về cả tài và đức. Chính vì vậy, họ không chỉ có vai trò là nhà quản giáo mà còn là hình mẫu nhà giáo ưu tú, mẫu mực, và là trụ cột vững mạnh cho quốc gia trong nhiệm vụ “trị quốc, bình thiên hạ”.
Một số Tế tửu và Tư nghiệp tại Quốc Tử Giám có thể kể đến như Vũ Miên, Lê Quý Đôn, Chu Văn An, Ngô Sĩ Liên,… Đây đều là những vị quan đại thần học vấn uyên bác, được triều đình tin tưởng và bổ nhiệm các chức vụ quan trọng, là những người cầm cờ trong việc đào tạo nên các danh nho, danh thần cho nước nhà.
Tham quan kiến trúc Quốc Tử Giám tại Hà Nội
Khu Văn Miếu có khuôn viên rất rộng lớn gồm 5 khu vực được liên kết với nhau bằng một trục đường thần đạo. Đi theo con đường này, du khách có thể tham quan hết các kiến trúc đặc biệt từ đầu đến cuối khuôn viên Văn Miếu Quốc Tử Giám.
Để vào Văn Miếu, du khách sẽ phải đi qua cổng Tam Quan, tiếp theo đến khu nhập đạo, rồi Đại Trung Môn. Đi một đoạn nữa là đến Khuê Văn Các – biểu tượng cho công trình kiến trúc của Văn Miếu, thể hiện cho sự phát triển giáo dục. Ở Khuê Văn Các, du khách có thể tham quan cổng Súc Văn và Bí Văn, đưa bạn đến với những mộ bia tiến sĩ và giếng Thiên Quang.
Giếng được đặt ở vị trí trung tâm, bao xung quanh là hai hàng nhà bia tiến sĩ hướng về phía giếng. Sau khu thứ 3, du khách sẽ đến với khu vực chính của Văn Miếu Quốc Tử Giám là Đại Bái Đường, tiếp đến là tòa Thượng Điện – nơi thờ của những vị Tổ Đạo Nho, Khổng Tử, Mạnh Tử, Nhan Tử,…
Và khu thứ 4 nằm ở cuối đường trục đạo là Đền Khải Thánh. Đây chính là giảng đường đại học đầu tiên của nước ta. Nơi đây gồm tạm xá, thư viện và giảng đường – nơi giảng bài cho các Giám sinh và cũng là nơi đặt tượng Chu Văn An và ba nhà vua thời Lý.
Có thể đến với khu Văn Miếu bằng phương tiện gì?
Có nhiều cách để đến với khu di tích lịch sử Văn Miếu Quốc Tử Giám. Tùy vào vị trí địa lý và nhu cầu mà bạn có thể lựa chọn một trong những cách sau đây:
- Máy bay: Đây là phương tiện dành cho những du khách ở giữa miền Trung và miền Nam vì khoảng cách khá xa và có thể tiết kiệm thời gian. Hiện nay, có nhiều đường bay nội địa từ các tỉnh, thành phố phía Nam đến Hà Nội tiện lợi cho việc du lịch của du khách.
- Tàu hỏa: Đây cũng là phương tiện dành cho khách ở xa. Việc đi tàu hỏa có thể khiến bạn ngắm cảnh đẹp từ Nam ra Bắc.
- Ô tô, xe máy hoặc xe buýt: Ba phương tiện này dành cho những người ở khu vực Hà Nội hoặc các tỉnh lân cận. Nếu đi xe buýt thì có rất nhiều tuyến ở Hà Nội có thể giúp bạn đến với nơi đây như tuyến số 02, tuyến xe buýt số 23,32,38 hoặc 41.
Vé tham quan và giờ mở cửa Quốc Tử Giám
Vé tham quan danh cho du khách là 30.000 VNĐ. Tuy nhiên số tiền sẽ giảm một nửa đối với du khách người dân tộc từ 15 tuổi trở lên và đặc biệt vé hoàn toàn miễn phí cho trẻ em dưới 15 tuổi. Văn Miếu chào đón khách tham quan vào hầu hết tất cả các ngày trong tuần, thời gian vào mùa hè từ 7h30 đến 17h30 và mùa đông là 8h đến 17h.
Một số điều cần chú ý khi đến tham quan Văn Miếu
Để đảm bảo du lịch an toàn, lịch sự, bạn cần chú ý một số điều sau khi tham quan tại đây:
- Quốc Tử Giám là di tích thiêng linh, vì vậy du khách cần ăn mặc chỉnh tề, lịch sự khi tham quan
- Giữ một thái độ trang nghiêm, nghiêm túc khi viếng thăm khu dâng hương, thờ tự
- Giữ gìn vệ sinh chung cũng như bảo quản khuôn viên khu di tích.
- Một lưu ý khác với du khách là không được ngồi lên hoặc vẽ lên các mộ bia tiến sĩ cũng như không được xoa đầu rùa.
Có thể bạn quan tâm:
- Thành Nhà Hồ – Điểm đến tại xứ Thanh không thể bỏ qua
- Tháp Bánh Ít: Đặc điểm kiến trúc và lịch sử hình thành
Trải qua dòng thời gian lịch sử, Quốc Tử Giám nằm trong quần thể Văn Miếu vẫn luôn là nơi lưu giữ những tinh hóa văn hóa về giáo dục cùng nét đẹp dân tộc. Qua bài viết, chúng tôi hy vọng bạn sẽ hiểu thêm về nơi đây cũng như những lưu ý khi tham quan. Chúc bạn có kỳ nghỉ thật tuyệt vời tại mảnh đất thủ đô xinh đẹp.