Giải đáp các câu hỏi về Huế là những gì mà Klook muốn mang đến cho bạn trong bài viết ngày hôm nay. Xứ Huế đẹp dịu dàng, huyền ảo mang trong mình nhiều bí ẩn hấp dẫn bất cứ ai đặt chân đến nơi này. Bạn có điều gì thắc mắc về mảnh đất cố đô Huế? Hãy cùng khám phá những câu hỏi về cố đô Huế nhé!
Huế Ở đâu?
Huế là thành phố thuộc vùng đất duyên hải miền Trung. Đây là vùng trung tâm của trục giao thông Bắc – Nam trên mọi loại hình từ hàng không, đường sắt, đường bộ, cho đến đường thủy. Huế có đường biên giới giáp với nước bạn Lào, phía Đông giáp biển Đông, phía Tây Nam là tỉnh Quảng Nam, phía Nam giáp với thành phố Đà Nẵng, phía bắc giáp tỉnh Quảng Trị.
Có thể bạn quan tâm:
- Du lịch Cố đô Huế và trải nghiệm 2 ngày hóa nàng thơ
- Thông tin lịch sử cố đô Huế đầy đủ và chi tiết cho bạn đọc
- Quần thể di tích Cố đô Huế có gì hấp dẫn du khách đến vậy?
Vì Sao Huế Được Gọi Là Cố Đô?
Huế được gọi là cố đô vì trước kia nơi đây là thủ phủ của các vị vua chúa triều Nguyễn (1687 – 1945).
Đầu tiên, Huế được chọn làm thủ đô dưới triều đại Tây Sơn khi vua Quang Trung tức Nguyễn Huệ lên ngôi trị vì. Đến năm 1802 khi Nguyễn Ánh tức vua Gia Long lên ngôi vẫn chọn thành Phú Xuân thuộc Huế ngày nay làm kinh đô cho nhà Nguyễn. Năm 1945 Huế chính thức không còn là thủ đô của Đàng Trong Việt Nam khi vua Bảo Đại – Vị hoàng đế cuối cùng của triều Nguyễn thoái vị.
Có Bao Nhiêu Lăng Vua Ở Huế?
Tại Huế hiện có tổng cộng 7 lăng tẩm của các vị vua triều Nguyễn.
Thực tế triều Nguyễn có đến 13 vị vua nhưng vì nhiều lý do khác nhau mà chỉ có 7 lăng tẩm. Các lăng vua ở Huế bao gồm:
- Lăng vua Gia Long
- Lăng vua Minh Mạng
- Lăng vua Thiệu Trị
- Lăng vua Tự Đức
- Lăng vua Đồng Khánh
- Lăng vua Dục Đức
- Lăng vua Khải Định
Mỗi khu lăng tẩm đều có đặc điểm kiến trúc độc đáo riêng biệt được chạm khắc vô cùng tinh xảo. Đây là điểm đến thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến để khám phá những điều mới lạ, kì bí về các vị vua.
Ngoài ra còn có lăng của 9 vị chúa Nguyễn được xây dựng ở phía Tây bờ sông Hương. Bên cạnh lăng của chúa Nguyễn còn có khoảng 11 lăng tẩm của các phi tần. Tất cả những lăng tẩm này đều được xây dựng bằng đá Bazan đơn giản. Các công trình đều bị tàn phá khá nhiều ở thời Tây Sơn và chỉ còn mỗi lăng mộ của Chiêu Nghi Trần Thị Xạ là còn tương đối nguyên vẹn đến ngày nay.
Huế Có Bao Nhiêu Di Sản Được UNESCO Công Nhận?
Cố đô huế có những gì? Tính đến thời điểm hiện tại Huế có tổng cộng 5 di sản được UNESCO công nhận. Các di sản gồm:
1. Quần Thể Di Tích Cố Đô Huế
Quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới năm 1993. Được vua Gia Long xây dựng với diện tích hơn 500ha. Vậy Cố đô Huế có những gì? di tích Cố đô Huế nằm trong ba vòng thành theo thứ tự trong nhỏ ngoài lớn: Kinh Thành Huế – Hoàng Thành Huế – Tử Cấm Thành Huế.
Ngoài ra còn có khu lăng tẩm của các vị vua triều Nguyễn được thiết kế theo phong cách độc đáo tinh xảo thể hiện sự quyền lực của đấng vua chúa.
2. Nhã Nhạc Cung Đình Huế
Nhã nhạc cung đình Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Phi vật thể và Kiệt tác Di sản truyền khẩu năm 2003. Đây là thể loại âm nhạc được phục vụ trong chốn cung đình ở Huế gắn liền với các dịp quan trọng như lễ đăng cơ, lễ tang, ngày lễ tôn giáo,…
3. Mộc Bản Triều Nguyễn
Mộc bản triều Nguyễn được UNESCO công nhận là Di sản Tư liệu Thế giới năm 2009. Mộc bản gồm 34.618 văn bản chữ Hán – Nôm được khắc trên các bản gỗ để in ra làm sách vào thế kỷ 19 – 20.
Nội dung của các mộc bản có 9 chủ đề khác nhau: Địa lý, Lịch sử, Quân sự, Pháp chế, Văn thơ, Tôn giáo – Tư Tưởng – Triết học, Chính trị – Xã Hội, Văn hóa – Giáo dục. Ngoài việc mang lại giá trị về nguồn tư liệu thì Mộc bản triều Nguyễn còn mang ý nghĩa về mặt kỹ thuật chế tác.
4. Châu Bản Triều Nguyễn
Châu bản triều Nguyễn được UNESCO công nhận là Di sản Tư liệu Thế giới năm 2014. Châu bản triều Nguyễn gồm 773 bản tài liệu chữ Hán – Nôm, tương đương với khoảng 85.000 văn bản hành chính được sử dụng trong hoạt động điều hành và quản lý nhà nước triều Nguyễn năm 1802 – 1945. Trong bản tư liệu này đóng vai trò đặc biệt trong việc khẳng định chủ quyền của Việt Nam với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
5. Thơ Văn Trên Kiến Trúc Cung Đình Huế
Thơ văn được khắc trên kiến trúc cung đình Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Tư liệu Thế giới năm 2016. Cấu trúc của các bài thơ được thể hiện theo lối “nhất thi nhất họa” và “nhất tự nhất họa” nên mỗi bài thơ, câu văn đều đi kèm với hình ảnh trang trí tuyệt đẹp.
Những bài thơ văn được khắc trên các kiến trúc nội, ngoại thất nên rất dễ chiêm ngưỡng. Thể thơ rất đa dạng, không cố định số câu chữ. Tổng cộng có 2679 ô thơ văn và số ô họa tương đương được chạm khắc, cẩn xà cừ,… độc đáo.
Huế Có Phải Thành Phố Trực Thuộc Trung Ương?
Có thể bạn quan tâm:
- Thành Nhà Hồ – Điểm đến tại xứ Thanh không thể bỏ qua
- Tháp Bánh Ít: Đặc điểm kiến trúc và lịch sử hình thành
Huế hiện chưa phải là thành phố trực thuộc trung ương. Dự kiến tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ được nâng cấp thành Thành phố Trực thuộc Trung ương vào giai đoạn năm 2021 – 2030.
Bài viết giải đáp các câu hỏi về Huế trên đây chắc hẳn đã mang lại cho bạn nhiều kiến thức thú vị cùng sự háo hức muốn xách balo lên ngay để khám phá vùng đất bí ẩn này. Truy cập ngay vào trang chủ của chúng tôi và tìm kiếm ngay cho mình một lịch trình tham quan Huế đầy hứng khởi.
Tổng hợp: ditich365.net