Đối với những bạn có niềm đam mê “xê dịch” bất tần chắc chắn đã từng một lần nghe qua cái tên Tử Cấm Thành – một địa điểm tham quan nổi tiếng của đất nước tỉ dân Trung Quốc và trên thế giới. Vậy Tử Cấm Thành ở đâu? Vì sao Tử Cấm Thành lại có sức hút quốc tế lớn đến như vậy? Hãy cùng Ximgo đi tìm hiểu ngay nhé.
1. Tử Cấm Thành ở đâu?
Tử Cấm Thành ở đâu? Tử Cấm Thành nằm ở trung tâm thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc.
Tử Cấm Thành (hay còn gọi là Cố Cung) là một cố cung nguy nga và kinh diễm nằm ở giữa trung tâm Bắc Kinh – thủ đô của Trung Quốc và phía Bắc Quảng Trường Thiên An Môn. Khi đã đặt chân đến Trung Hoa thì chắc chắn bạn không thể bỏ qua chuyến tham quan đến Thủ đô Bắc Kinh được xem như “trái tim luôn rực cháy” của Trung Hoa và Tử Cấm Thành – công trình đồ sộ bậc nhất thế giới. Đây là đáp án cho câu hỏi Tử Cấm Thành ở đâu của bạn.
2. Tử Cấm Thành là gì?
Tử Cấm Thành trải qua 24 đời vua của 2 vương triều Minh triều và Thanh triều.
Xưa kia, Tử Cấm Thành là nơi trị vị đất nước của các bậc đế vương của Trung Hoa trong 2 triều đại phong kiến lớn mạnh của lịch sử Trung Quốc là Minh Triều và Thanh Triều. Đây còn là nơi ở và sinh hoạt của hoàng đế, hoàng hậu, cùng hàng nghĩ cung tần mỹ nữ, thái giám phục vụ cho dòng dõi đế vương. Tử Cấm Thành đã trải qua 24 triều vua, bất chấp những biến động thời cuộc và dòng chảy thời gian, ngày nay Tử Cấm Thành đã trở thành một kỳ quan của thế giới, mang trong mình những giá trị quý báu về văn hóa, lịch sử, kiến trúc. Và là một địa điểm tham quan nổi tiếng bậc nhất Trung Quốc.
3. Ý nghĩa tên gọi Tử Cấm Thành
Tên gọi Tử Cấm Thành mang ý nghĩa, “Tử” trong Tử Cung hay Tử Vi Cung có ý nghĩa là màu tím, vì hoành đế luôn xem mình là Thiên Tử (con trời). Nơi ở của Thiên đế trên trời là Tử Cung (cung điện màu tím), nên nơi ở của hoàng đế dưới trần gian cũng là “Tử”. “Cấm Thành” là khu thành cấm người dân ra vào.
“Tử” trong Tử Cấm Thành có ý nghĩa là màu tím trong Tử Vi Cung
Theo quy định, thông thường chỉ có 6 loại người mới có thể ra vào Tử Cấm Thành.
– Đàn ông là: người đưa than, người đưa hoa, quân nhân vào dọn tuyết.
– Phụ nữ là: vú nuôi (người cho các hoàng tử, công chúa bú sữa), nữ lang y và bà đỡ đẻ.
Tuy nhiên, những người này cũng chỉ được vào Cố Cung theo thời gian quy định, ở một nơi nhất định nào đó, không được phép đi lại tùy tiện.
4. Tử Cấm Thành xây dựng dưới triều đại nào?
Tử Cấm Thành được xây dựng dưới thời Minh Thành Tổ Chu Đệ năm 1406
Tử Cấm Thành được xây dựng vào năm 1406, dưới thời Minh Thành Tổ Chu Đệ (hiệu là Vĩnh Lạc). Ông là người con thứ 4 của hoàng đế Chu Nguyên Chương, người khai sinh ra triều đại nhà Minh. Chu Đệ là một người đa mưu, túc trí, tài năng xuất chúng và là một trong những ông vị vua kiệt xuất, lỗi lạc của lịch sử Trung Quốc. Sau khi cướp ngôi vua từ tay cháu trai của mình là Doãn Văn, Chu Đệ lên ngôi hoàng đế và để củng cố vương vị của mình ông đã cho xây dựng một cung điện nguy nga và hoàng tráng chưa từng có trong lịch sử và cho cả nhân loại ngày nay.
5. Tử Cấm Thành do ai thiết kế?
Người Việt Nam tên Nguyễn An đã có công to lớn trong việc thiết kế và xây dựng Tử Cấm Thành
Một trong những người có công lao to lớn trong việc xây dựng, thiết kế nên Tử Cấm Thành mà ít ai biết tới đó là một người Việt Nam tên Nguyễn An – Ông được xem là thần đồng từ nhỏ và có tài về kiến trúc, nên đã bị quân Minh bắt sang Trung Hoa đưa vào cung làm thái giám trong cuộc chiến tranh xâm lược nhà Hồ năm 1046. Ông được Chu Đệ tin tưởng gia cho làm “tổng công đốc” (kiến trúc sư trưởng ngày nay) xây dựng Tử Cấm Thành vì tài năng hơn người, lại chính trực, liêm khiết.
Từ Cấm Thành được xây dựng trong 14 năm, đến năm 1420 thì hoàn thành, là một cung điện nguy nga với quy mô đồ sộ nhất thời đó.
6. Tử Cấm Thành có bao nhiêu cung điện? Bao nhiêu tòa nhà? Bao nhiêu phòng?
Tử Cấm Thành là một quần thể kiến trúc đồ sộ bậc nhất thế giới. Tử Cấm Thành là một quần thể kiến trúc rộng lớn được xây dựng với:
- Diện tích 720.000 mét vuông.
- Có hơn 90 khu cung điện, sân trong.
- Có 980 tòa nhà vàhơn 8.728 căn phòng (dân gian thường lưu truyền rằng có đến 9.999 căn phòng, nhưng chưa có chứng cứ thực tế).
- Và ước tính có đến 1 triệu công dân tham gia xây dựng công trình kiến trúc đồ sồ này.
7. Bên trong Tử Cấm Thành
Tử Cấm Thành được xây bên trong tường thành ( gọi là hoàng thành) theo một khối hình chữ nhật, như một hào sâu bao quanh thành, tạo nên một cấm địa kiên cố được bảo vệ nghiêm ngặt với 4 góc thành là 4 tòa tháp canh với kiến trúc, kiểu mái phức tạp và 4 mặt tường thành có 4 cổng chính nối với cầu thông ra ngoài thành: Thần Vũ môn ở phía Bắc, Ngọ môn ở phía Nam, Đông Hoa môn ở phía Đông, và Tây Hoa môn ở phía Tây.
Bên trong Tử Cấm Thành được chia làm 2 khu vực:
- Ngoại Đình (Tiền Triều): nằm ở phía Nam, bao gồm: Điện Thái Hòa nằm ở trung tâm. Phía sau là điện Bảo Hòa. Phía Đông là điện Văn Hoa – nơi lưu trữ thư pháp, sách vở của Hoàng đế. Phía Tây là điện Võ Anh – nơi Hoàng đế gặp các quan đại thần và thiết triều. Khu Tiền Triều là nơi diễn ra các nghi lễ, lễ tế quan trọng, tổ chức các lễ thi cử…
- Nội Đình (Hậu Cung): bao gồm 3 cung chính gọi là Hậu Tam Điện mà chúng ta thường nghe trong những phim cổ trang Trung Quốc là Cung Càn Thanh, cung Khôn Ninh và điện Giao Thái. Hậu cung là nơi ở của Hoàng đế và Hoàng thất. Đến thời nhà Thanh, đây còn là nơi ở và làm việc của Hoàng đế.
Ngày nay, Tử Cấm Thành đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn Hóa Thế giới vào năm 1987 và trở thành cung điện đồ sộ bậc nhất thế giới thu hút nhiều du khách đến tham quan. Bài viết đã giải đáp Tử Cấm Thành ở đâu. Bạn có thể xem thêm Huyền bí Tử Cấm Thành và những chuyện chưa kể để khám phá những điều bí ẩn vẫn còn mãi nơi đây nhé.