Ditich365 - Điểm qua các di tích lịch sử văn hoá xung quanh chúng ta
No Result
View All Result
  • Khám phá
  • Lịch sử
  • Di tích
  • Nhịp sống
  • Góc chuyên gia
  • Khám phá
  • Lịch sử
  • Di tích
  • Nhịp sống
  • Góc chuyên gia
No Result
View All Result
Ditich365 - Điểm qua các di tích lịch sử văn hoá xung quanh chúng ta
No Result
View All Result
Home Di tích

Nhà rông – Kiến trúc mang giá trị tinh thần của Tây Nguyên

by admin
4 Tháng 10, 2022
in Di tích
0 0
0
0
SHARES
92
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Vùng đất Tây Nguyên nổi tiếng với nhiều kiến trúc độc đáo của người dân tộc. Đặc biệt nhất đó là nhà rông một biểu tượng đặc sắc mang nhiều giá trị về mặt tinh thần của đồng bào tại đây. Cùng khám phá nét đặc sắc trong kiến trúc của công trình này như thế nào qua bài viết dưới đây?

Nhà rông là kiểu nhà như thế nào?

Nhà rông là một kiểu nhà sàn thường thấy rất nhiều ở khu vực Tây Nguyên, đây là ngôi nhà chung chuyên được dùng để làm nơi họp hành hoặc diễn ra những sự kiện quan trọng ở buôn làng. Kiểu nhà này là đặc trưng về văn hoá rất độc đáo của người dân tộc Ba na hay Gia Rai.

Một kiến trúc có thiết kế độc đáo mang nét truyền thống của người dân tộc để văn hoá không từ thời ông cha không bị mai một đi. Mọi người không xác định được thời gian cụ thể ngôi nhà này được xây dựng nhưng đối với những người  dân tộc từ lúc họ sinh ra hình ảnh ngôi nhà chung này đã xuất hiện và trở thành một biểu tượng không thế thiếu trong nét văn hoá. 

Nhà rông - nét kiến trúc truyền thống của người dân tộc thiểu số
Nhà rông – nét kiến trúc truyền thống của người dân tộc thiểu số

Kiến trúc nhà rông có gì độc đáo?

Nhà rông chính là một yếu tố quan trọng hình thành lên bản sắc của người Tây Nguyên. Ngôi nhà chung ẩn chứa một giá trị tinh thần lớn lao, một nét đẹp rất đặc trưng của bản làng dân tộc.

Về vị trí

Nhà rông là ngôi nhà chung có vai trò rất quan trọng nên khi xây dựng nên luôn có những tiêu chí nhất định như mát mẻ, dễ chịu vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông. Ngôi nhà được xây dựng từ những vật liệu dễ kiếm và gần gũi với buôn làng như cây tre, cây tranh, cây nứa,…Vị trí để xây nên nhà nông phải là chỗ đất bằng phẳng và có diện tích rộng là trung tâm của cả buôn làng.

Để có thể thống nhất được vị trí xây dựng lên nhà rông già làng cùng những người quan trọng trong buôn làng sẽ họp lại để đưa ra được vị trí xác định để xây nhà  chung. Khi đặt chân tới những bản làng ở Tây Nguyên bạn sẽ thấy ngay nhà rông ở một vị trí rất dễ nhìn. Diện tích và quy mô của ngôi nhà cung thường rất rộng vì để nhiều người tham gia cùng một lúc.

Ngôi nhà chung ở Tây Nguyên được xây dựng ngay trung tâm
Ngôi nhà chung ở Tây Nguyên được xây dựng ngay trung tâm

Về hình dáng

Tuỳ vào mỗi một dân tộc ở Tây Nguyên sẽ có những sinh tập tục văn hoá và những thói quen sinh hoạt đặc trưng, nhà rông sẽ có những đặc điểm về hình dáng khác nhau. Một số đồng bào dân tộc thường sẽ làm nhà nhỏ, nhưng ở một số dân tộc lại xây dựng nhà rông rất cao. Những thông thường ngôi nhà chung này thường cao và to hơn rất nhiều những căn nhà thông thường. Chiều cao trung bình tính từ mặt đất lên trên nhà ngôi nhà chung này là khoảng 15m, chiều rộng là hơn 4m và chiều dài khoảng 10m.

Tuy chiều cao ấn tượng như vậy nhưng trông ngôi nhà vẫn có sự thanh thoát và mềm mại do kiến trúc mái xuôi dốc vô cùng độc đáo. Mái nhà trông giống hình lưỡi rìu có cấu trúc hình elip  tạo sự mạnh mẽ, không khuất phục và có chức năng cản được gió rất tốt.

Vật liệu xây dựng 

Không giống như những công trình hiện đại nhà rông là kiểu nhà truyền thống nên các nguyên liệu để tạo thành đều là những nguyên liệu tự nhiên. Khung của ngôi nhà là những cột trụ to thường làm từ gỗ lim chắc chắn bền đẹp.

Sàn của ngôi nhà được bàn tay khéo léo của những người dân tộc tạo nên từ ván gỗ hoặc tre nứa để tạo thành. Các mối nối thường dùng các vật từ, tre hay mây để liên kết. Mỗi một căn nhà rông sẽ có bậc thang để leo lên căn nhà với số lượng trung bình là 7 đến 9 bậc.

Cách trang trí

Để có thể làm cho ngôi nhà chung thêm phần ấn tượng, người dân tộc còn làm những vật độc đáo để trang trí cho ngôi nhà thêm phần độc đáo. Một số vật trang trí thường thấy trong những ngôi nhà rông ở Tây Nguyên là cung tên, trống, sừng trâu, da của thú rừng,… Một số ngôi nhà còn treo ảnh Bác Hồ để thể hiện sự biết ơn của Bác và Đảng Cộng Sản Việt Nam.

Những cây cột nhà hay kèo đều được bàn tay khéo léo của những nghệ nhân chạm khắc rất tinh xảo theo tín ngưỡng tôn giáo và văn hoá tâm linh của người dân tộc. Trên vách tường sẽ được trang trí những màu sắc xanh đỏ xen lẫn nhau. Ở những ngôi nhà chung ở đồng bào dân tộc Ba Na bạn sẽ thấy hình ảnh cặp sừng trâu được đặt ở vị trí chính giữa phòng để thể hiện sức mạnh chinh phục thiên nhiên của người dân tộc này.

Nhà rông được trang trí rất đặc biệt
Nhà rông được trang trí rất đặc biệt

Hoạt động chính ở ngôi nhà chung của người Tây Nguyên

Nhà rông được xem như nhà văn hoá của người dân tộc kinh với những nét đặc trưng rõ nét của người  dân tộc Tây Nguyên. Những hoạt động thường xuyên được diễn ra tại ngông nhà chung này bao gồm:

Về văn hoá

Tất cả những người dân trong buôn làng đều rất xem trọng ngôi nhà chung này, nó được ví như trái tim của cả buôn làng, là một biểu tượng của giá trị tinh thần. Vì vây, nơi đây sẽ tổ chức những buổi tụ họp để mọi người có sự gắn kết, trò chuyện với nhau. Vào những dịp lễ hội, nhà rông sẽ là nơi để diễn ra những hoạt động văn hoá ở đây. Ngoài ra, khi có khách quý đến thăm buôn làng thường sẽ được tiếp đón ở ngay tại nhà rông. Những hoạt động thường thấy ở ngôi nhà chung này chính là hát dân ca, đánh chiêng đánh cồng, uống rượu cần,…

Về tâm linh

Ngoài những hoạt động về văn hoá hoạt động tâm linh cũng được diễn ra sôi nổi tại ngôi nhà rông ở Tây Nguyên. Được xem là biểu tượng văn hoá tâm linh rất thiêng liêng của người dân tộc. Những người dân trong buôn làng đều xem rằng ngôi nhà chung này mang đến một giá trị tinh thần vô giá, được xem là hơi thở và tâm hồn của cả buôn làng. 

Một ngôi nhà rông đẹp và bền vững nghĩa là được trời thiêng phù hộ và giúp cuộc sống của người dân được ấm no và sung túc hơn. Vì vậy, ngôi nhà luôn được gìn giữ để phát huy những giá trị về mặt tinh thần mà nó mang tới.Họ quan niệm rằng thần linh sẽ ở tại ngôi nhà để có thể xua đuổi và trừ tà. 

Vì vậy, người dân trong buôn làng thường sẽ tổ chức những lễ cúng bại nhà rông sau một vụ mùa để mong có được những vụ mùa bội thu và cuộc sống sau này sẽ được no ấm, đủ đầy hơn. Khi buổi lễ cúng thần kết thúc, người trong bản sẽ tổ chức đốt lửa, uống rượu cần và thưởng thức những món ăn ngon, nhảy múa và ca hát,..

Hoạt động văn hoá và tâm linh diễn ra thường xuyên ở đây
Hoạt động văn hoá và tâm linh diễn ra thường xuyên ở đây

Có thể bạn quan tâm:

  • Nhà sàn – Kiến trúc độc đáo tinh hoa văn hoá người Việt 
  • Chùa Bà Thiên Hậu – Lạc vào miền di sản của người Hoa

Ý nghĩa của ngôi nhà chung ở Tây Nguyên

Nhà rông mang một ý nghĩa to lớn trong tiềm thức của mỗi một người dân ở đây. Người đứng đầu mỗi buôn làng chính là già làng, người có tài đức và được sự tôn trọng lớn và sẽ được ra những quyết định quan trọng của bản làng. Dây là một địa điểm để tiến hành những sự kiện có tầm quan trọng lớn, đứng đầu là già làng. 

Những lễ cưới hay lễ thổi tai, lễ trưởng thành sẽ được tổ chức ở Nhà rông. Có một tập tục là những thanh niên đã đến tuổi trưởng thành chưa lấy vợ sẽ được phép ngủ ở nhà  rông để bảo vệ nhà và cả buôn làng. Nơi đây còn là khu vực để bảo tồn những hiện vật có giá trị về tinh thần của cả buông làng.

Những đặc điểm cùng những ý nghĩa quan trọng của nhà rông ở Tây Nguyên đã được giới thiệu qua bài viết ở trên. Đây là một biểu tượng văn hoá đặc trưng và là tài sản tinh thần đáng trân trọng của đồng bào dân tộc Tây Nguyên.

admin

admin

Next Post
Nhà sàn - công trình biểu tượng của dân tộc thiểu số ở nước ta

Nhà sàn - Kiến trúc độc đáo tinh hoa văn hoá người Việt 

Để lại một bình luận Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Được đề xuất

Ý nghĩa của Nhà thờ Pisa trong lịch sử Ý

Tìm hiểu về Nhà thờ Pisa: Tổng Hòa Nghệ Thuật Và Kỹ Thuật

2 năm ago
Hệ thống thành quách Cố đô Huế

Giới thiệu về Cố đô Huế – Những sự thật có thể bạn chưa biết

3 năm ago
Cố Đô Hoa Lư mang nét đẹp cổ kính và nguy nga

Cố đô Hoa Lư – Công trình kiến trúc vàng son của dân tộc

3 năm ago
Khu di tích này khá rộng, thuộc 3 xã khác nhau trong huyện Đông Anh

Thành Cổ Loa – Minh chứng cho một triều đại hào hùng

3 năm ago
Tháp Rùa là một ngôi tháp cổ kính nằm ở giữa lòng hồ Gươm 

Tháp rùa: Ý nghĩa lịch sử của tháp và kinh nghiệm tham quan

3 năm ago
Quy hoạch các kim tự tháp

[Góc giải ngố] Những đồn đoán về cách xây dựng Kim Tự Tháp

2 năm ago

DITICH365.NET

Kênh tin tức bổ ích mang đến cho quý đọc giả những thông tin về các di tích lịch sử văn hóa, những kỳ quan thiên nhiên đẹp của Việt Nam và trên thế giới.

  • About
  • Advertise
  • Careers

©Copyright @2022 by ditich365.net DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Khám phá
  • Lịch sử
  • Di tích
  • Nhịp sống
  • Góc chuyên gia

©Copyright @2022 by ditich365.net DMCA.com Protection Status

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In