Đất nước Việt Nam được biết đến với hai đặc sản nổi tiếng là: nhiều danh lam thắng cảnh và các di tích lịch sử lâu đời! Trong đó, nổi bật lên một quần thể di sản đã bị quên lãng tận hàng thế kỷ. Mãi cho đến sau này, khu di tích mới được phát hiện và được UNESCO công nhận. Không nơi nào khác đó là di tích thành nhà Hồ.
Thành phố Thanh Hóa
Nhắc đến Thành phố Thanh Hóa là nhắc đến mảnh đất của địa linh nhân kiệt, là cái nôi của biết bao vị vua vĩ đại, anh hùng bất khuất của dân tộc Việt Nam. Đến với vùng đất miền Trung Thanh Hóa, du khách sẽ được lắng đọng theo những câu chuyện lịch sử và huyền thoại đầy bí ẩn, gắn liền với các chiến tích vẻ vang một thời.
Khi đặt chân đến đây, du khách sẽ không khỏi ngỡ ngàng trước những di tích lịch sử vẫn còn nguyên vẹn, mặc cho bao biến cố thăng trầm. Thậm chí là các cuộc xâm lược có tàn khốc đến đâu cũng không thể làm sụp đổ được các di tích ấy. Chiến tranh đi qua, đã để lại hàng loạt các di tích, đền đài, kinh thành,… Nổi bật nhất là di tích thành nhà Hồ với nét đẹp rêu phong, bền bỉ trước những khắc nghiệt của tạo hóa. Điều đó cũng phần nào thể hiện được tính cách rắn rỏi, mạnh mẽ và kiên cường của con người Việt Nam qua các thời kỳ tiền chiến. Khiến bạn bè thế giới mỗi khi nhìn vào cũng phải ngưỡng mộ!
Di tích thành nhà Hồ ở đâu?
Thành nhà Hồ sau khi thành lập đã được thay đổi nhiều cái tên khác nhau qua từng thời kỳ: thành Tây Đô, thành An Tôn, thành Tây Kinh, thành Tây Giai. Sau này, nhân dân quen gọi là thành nhà Hồ. Tòa thành khi ấy là kinh đô nước Đại Ngu, hay gọi theo kiểu hiện đại bây giờ là quốc hội nước Việt Nam thời nhà Hồ. Mang trong mình các giá trị cao quý về lịch sử, văn hóa, đặc biệt là công trình kiến trúc bền vững. Tính đến nay, thành đã tồn tại hơn VI thế kỷ, tuy không còn nguy nga tráng lệ, nhưng một số đoạn của tòa thành vẫn còn nguyên vẹn.
Di tích thành nhà Hồ ở tỉnh nào?
Thành nhà Hồ nay thuộc xã Vĩnh Tiến, xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa.
Thành cách thủ đô Hà Nội 140km, cách thành phố Thanh Hóa 45km và cách thành phố Tam Điệp 42km. Kiến trúc ấn tượng của thành là bốn cửa thành được thiết kế vòm cuốn độc đáo hướng về bốn phía: Đông, Tây, Nam, Bắc. Bên cạnh đó, thành cũng được xây dựng trên địa thế khá hiểm trở, điều đó giúp ích rất nhiều trong phòng ngự quân sự, hơn là xây dựng trên các trung tâm có điểm mạnh về kinh tế, văn hóa, chính trị. Xung quanh thành là sông nước và núi non vô cùng hiểm yếu, vừa mang ý nghĩa chiến lược phòng thủ vừa phát huy được lợi thế giao thông thủy bộ.
Qua đó, chúng ta thấy được tầm nhìn xa trông rộng của các vị vua thời ấy. Lựa chọn nơi hiểm trở nhất để biến nó thành nơi an toàn nhất. Đồng thời cũng thể hiện sự khôn khéo của các ngài trong các cuộc chiến, không chỉ dùng binh lính để đánh giặc, mà còn dựa vào “nhân hòa địa lợi” nhằm tăng phần chiến thắng, khiến quân giặc cũng phải khó lường.
Tham quan thành nhà Hồ có thu vé không?
Theo như các thông tin đã được cập nhật, thì giá vé tham quan thành nhà Hồ sẽ tăng lên gấp 4 lần so với các năm trước bắt đầu từ dịp Tết Nguyên Đán 2017, chính thức là vào ngày 01/01/2017. Giá vé sẽ được áp dụng cho tất cả các du khách lẫn trong và ngoài nước, cụ thể như sau:
Đối với người lớn: 40.000đồng/người.
Đối với trẻ em (từ 08 đến 15 tuổi): 20.000đồng/người.
Đối với trẻ em dưới 08 tuồi: miễn phí giá vé tham quan.