Đền Ngọc Sơn nằm trên một gò đất cao đặc biệt, là một địa điểm được nhiều du khách quan tâm và mong muốn được ghé thăm một lần khi khám phá du lịch Hà Nội. Là một di tích, một nét kiến trúc độc đáo, địa điểm này đã thể hiện được phần nào nét văn hóa dân tộc. Cùng khám phá chi tiết hơn qua cẩm nang du lịch dưới đây.
Đôi nét về Đền Ngọc Sơn
Đền Ngọc Sơn tọa lạc ngay trên đảo Ngọc và uy nghi giữa lòng Hồ Gươm. Ngôi đền này đã được xây dựng từ giữa thế kỷ thứ XIX và vốn trước đây là đền thờ của Quan đế nhưng sau đó đã đổi thành là một ngôi chùa thờ phụng Phật và đến nay đã được tu sửa để trở thành ngôi đền tới bây giờ.
Theo văn bia để lại, ngôi đền cổ này được khởi công xây dựng chính thức từ năm 1841 và nhiều lần trùng tu, thay đổi. Có rất nhiều công trình kiến trúc khác được bổ sung thêm trong năm 1865 như Đài Nghiên, Tháp Bút, cầu Thê Húc. Tất cả kiến trúc vô cùng độc đáo này đã tạo nên một vẻ đẹp hết sức hài hòa và cũng rất nổi bật giữa lòng hồ Hoàn Kiếm.
Với biết bao đổi thay và những thăng trầm của lịch sử, Ngôi Đền Ngọc Sơn như là một minh chứng đi qua nhiều thế hệ, chứng kiến những sự đổi mới và phát triển từng ngày của đất nước. Vào năm 2013, khu di tích này đã được xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt của nước ta. Đến nay, khu đền không chỉ là chốn tâm linh đơn thuần mà còn là điểm đến tham quan vô cùng nổi tiếng, thể hiện những nét trầm mặc và biến đổi của thời gian.
Đền Ngọc Sơn thờ ai?
Đền Ngọc Sơn khá đặc biệt khi thể hiện gần như đầy đủ tín ngưỡng của dân tộc ta thời kỳ bấy giờ đến thời điểm hiện tại. Tam giáo đồng nguyên của thời Việt thời đó là Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo với sự hòa hợp từ cách bài trí, thờ cúng, hệ thống câu đối. Kiến trúc này đã thể hiện được nét đẹp tổng thể của tôn giáo nước ta vô cùng hài hòa đã trải qua ngàn năm văn hiến.
Kiến trúc của đền đi theo cấu trúc hình chữ Tam, nơi đây hiện đang thờ phụng Văn Xương Đế Quân. Cùng với đó là thờ đức thánh Trần Hưng Đạo thể hiện tinh thần Nho Giáo. Bên cạnh đó, nơi đây cũng là nơi để thờ phụng Phật, tướng Quan Vân Trường, Lã Động Tân.
Lịch sử đền Ngọc Sơn
Xưa kia, vua Lý Thái Tổ khi quyết định dời đô chọn kinh đô là Thăng Long, đền có tên là Ngọc Tượng. Đến thời nhà Trần, đền đã được đổi tên khác và giữ cho đến ngày nay là đền Ngọc Sơn. Đền đã được xây dựng thờ phụng anh hùng hi sinh cho cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông, nhưng lâu năm không được cải tạo nên đền này đã sụp đổ.
Đến thời nhà Lê, chúa Trịnh Giang đã cho thiết kế cung Thụy Khánh tại chính nền đất này nhưng cuối đời nhà Lê đã bị phá hủy. Và ông Tín Trai là một nhà từ thiện cũ đã dùng nền tại khung Thụy Khánh cũ để lập ra một ngôi chùa mới tên là chùa Ngọc Sơn. Sau đó nhiều năm thăng trầm, chùa cũng bị đổ nát và được nhượng lại cho hội từ thiện.
Sau khi tu sửa và nâng dựng lại, chùa lại đổi thành đền là nơi thờ phụng Văn Xương Đế Quân. Sau đó, đền tiếp tục được tôn tạo lần nữa, được gia cố thêm với nhiều kè đá vào năm 1865 do nhà nho Nguyễn Văn Siêu đứng ra chỉ đạo. Đền còn có Đài Nghiên, Tháp Bút, đình Trấn Ba là những biểu tượng cho văn vật.
Và sau khi đền hoàn thành, người ta còn thờ phụ thêm thần Lã Tổ và anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo. Có thể nhận thấy rằng trải qua bao biến cố, nhiều sự thay đổi Đền Ngọc Sơn vẫn là một biểu tượng uy nghi sống mãi trong lòng người dân thủ đô.
Khám phá nét kiến trúc ấn tượng của Đền
Với lối kiến trúc hình chữ Tam, và trải qua rất nhiều biến cố lịch sử, nhiều sự thay đổi nhưng ngôi đền này vẫn phản ánh đầy đủ sự hòa hợp của nhiều tôn giáo và tín ngưỡng. Khi đến đây, du khách không khỏi ngạc nhiên về tuyệt tác kiến trúc ấn tượng thể hiện được bản sắc đa dạng.
Tượng của vị tướng Trần Hưng Đạo được dựng trên bệ cao hơn 1m. Còn tượng của Văn Xương đứng hùng dũng, uy nghiêm, cầm bút với phong thái hết sức điềm đạm và nho nhã. Mái đình của đền vuông vắn, có tam mái và có hệ thống bao gồm 8 cột chống đỡ. Nét kiến trúc cổ này càng làm tăng thêm sức hút cho du khách mỗi khi đến tham quan nơi này.
Vào mỗi kỳ thi đến, rất nhiều học sinh ở thủ đô và trên cả nước thường về đây để cầu mong cho một mùa thi diễn ra suôn sẻ và tốt đẹp. Du khách thường lui tới nơi đây để nhìn ngắm nét đẹp độc đáo của ngôi đền cũng như thắp hương tưởng nhớ đến những bậc thánh nhân vì những đóng góp của họ.
Giá vé vào cổng và cách di chuyển đến đền
Đền Ngọc Sơn tọa lạc giữa lòng Hồ Gươm và nằm ngay tại trung tâm nội thành, chính vì thế nên việc để di chuyển đến đây không quá khó khăn. Bạn có thể lựa chọn:
- Xe bus số 08 từ bến Long Biên, 14 từ Cổ Nhuế, 31 từ Đại học Bách Khoa và, 36 từ điểm trung chuyển Long Biên.
- Xe taxi, có nhiều hãng khác nhau để bạn lựa chọn đồng thời dễ dàng di chuyển hơn.
- Xe máy có thể chủ động trong việc di chuyển và phụ thuộc vào tuyến phố mà bạn sẽ tới. Lưu ý, hiện vào những ngày cuối tuần, tuyến phố đi bộ cấm các các phương tiện qua lại nên bạn cần chủ động gửi xe bên ngoài nhé.
Về giá vé, hiện nay để đi vào khu vực bên trong đền bạn cần phải trả phí vé vào. Với học sinh, sinh viên giá vé là 15 ngàn đồng, người lớn là 30 ngàn còn trẻ em là hoàn toàn miễn phí.
Khám phá điểm đến ấn tượng của đền Ngọc Sơn
Ngay bên ngoài của khu vực đền Ngọc Sơn bạn sẽ ấn tượng với phong cảnh cổ kính lại hoang sơ nơi đây. Những điểm đến ấn tượng tại đây gồm có:
Tháp Bút, Đài Nghiên
Từ bên ngoài cổng vào, bạn sẽ thấy hình ảnh của Tháp Bút cao ngất được xây trên núi Ngọc Bội giống như cây bút đang viết tới trời. Trên tháp cũng có khắc dòng chữ “Tả Thanh Thiên” – có nghĩa “Viết lên trời xanh”. Bên cạnh là Đài Nghiên sóng đôi cùng với Tháp Bút như là biểu tượng của Nho giáo.
Có thể bạn quan tâm:
- Động Phong Nha – Kỳ quan đệ nhất động tại Quảng Bình
- Hoàng Thành Thăng Long – Dấu ấn lịch sử “vàng” dân tộc
Đền thờ chính tại Đền Ngọc Sơn
Khi mua vé, bạn sẽ đi vào khu bên trong với đền thờ chính đang thờ 2 vị thần, và mang đậm phong cách kiến trúc của ngôi chùa đậm chất miền Bắc. Bên cạnh khu đền thờ chính là khu vực đặt tủ kính với tiêu bản của cụ Rùa Hồ Hoàn Kiếm.
Du khách sẽ không khỏi ngạc nhiên trước tầm vóc vĩ đại và hình ảnh uy nghiêm của cụ Rùa. Xung quanh là cây cối xanh mát bốn mùa, rêu phong thời gian cổ kính làm du khách bồi hồi. Sự kết hợp của đền Ngọc Sơn và Hồ Hoàn Kiếm đã làm nên một bức tranh hài hòa, hợp nhất của Thiên – Nhân, vừa hoang sơ của thiên nhiên lại có nét kiến trúc độc đáo của đôi tay con người.
Tổng kết
Đền Ngọc Sơn như là một chứng tích, đã qua bao thế hệ, vương triều đổi dời, có những thay đổi nhưng đến nay vẫn là một biểu tượng không thể thay thế cho văn hóa tôn giáo bao đời. Ghé thăm ngôi đền này là cách để bạn thưởng thức trọn vẹn kiến trúc xưa cũng như thể hiện lòng tôn kính với các danh nhân lịch sử.