Chùa Láng một trong những địa điểm Phật Giáo, tín ngưỡng của người dân Việt Nam giữa trung tâm Hà Nội. Đây là một điểm đến không thể bỏ lỡ khi đi du lịch tại Hà Nội vì ngôi chùa mang nét đẹp linh thiêng và văn hóa của dân tộc Việt Nam. Hãy tìm hiểu thêm những thông tin của ngôi chùa này ngay trong bài viết dưới đây.
Tìm hiểu về Chùa Láng
Chùa Láng một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng khi đến Hà Nội, mỗi năm tại đây tụ họp rất nhiều lượt du khách đến thăm quan và cúng bái Thiền Sư Từ Đạo Hạnh và các vị vua thời nhà Lý. Dưới đây là những thông tin và chiều dài lịch sử của ngôi chùa.
Chùa còn có tên gọi khác là Chiên Thiền Tự
Chùa Láng còn có tên gọi khác là Chiên Thiền Tự, ngôi chùa được lấy tên từ làng Yên Lãng thuộc huyện Vĩnh Thuận ngày xưa. Ngày nay làng Yên Lãng được biết đến là phường Láng Thượng – Đống Đa – Hà Nội.
Chùa Láng được xây dựng trên nền nhà cũ của cha mẹ Thiền Sư Từ Đạo Hạnh, đây là một nhân vật cực kỳ nổi tiếng trong Phật Giáo hiện nay. Khi xưa thuộc xã Yên Lãng, tổng Hạ, huyện Vĩnh Thuận, sau này chính là làng Láng – ngôi làng cổ nằm bên sông Tô Lịch. Tại ngôi chùa có rất nhiều nét đặc trưng riêng và những dấu ấn đặc biệt trong kiến trúc và trong chiều dài lịch sử nên được đông đảo du khách yêu thích.
Lịch sử hình thành Chùa Láng
Chùa Láng được thành lập từ thời nhà vua Lý Anh Tông và tờ Thiền Sư Từ Đạo Hạnh. Theo truyền thuyết nhà sư đầu thai trở thành con của gia đình quý tộc Sùng Hiền và ông là em của Vua Lý Nhân Tông. Khi vua Lý Nhân Tông lên ngôi và ông không có con để nối ngôi nên con trai của Lý Thần Tông, tức em trai của vua Lý nhân Tông.
Chính vì vậy mà vị vua Lý Anh Tông con của Lý Thần Tông đã xây nên ngôi chùa Chiêu Thiền để thờ cha Lý Thần Tông tức hiện thân là Thiền Sư Từ Đạo Hạnh. Trải qua quá trình lịch sử hàng trăm năm thì ngôi chùa đã xuống cấp và tu sửa vào nhiều lần vào những năm 1656, 1901 và 1989.
Chùa Láng đang thờ những ai?
Chùa Láng là một trong những nơi cổ kính và linh thiêng nhất tại thủ đô Hà Nội, tại đây cũng được mệnh danh là ngôi chùa có số tượng thờ lớn nhất ở Việt Nam với 198 pho tượng. Những pho tượng thờ được nhiều người biết đến nhất đó chính là: Khuyến Thiện, Tứ Đại Thiên Vương, Tam Tòa Thánh Mẫu, Đế Thích, Thập Bát La Hán, Lịch Đại Tổ Sư….
Chùa được chia ra rất nhiều phòng khác nhau như bái đường, thiêu hương, thượng điện, hành lang, nhà tổ và tăng phòng…mỗi phòng sẽ thời mội vị khác nhau. Khi đi nào chính điện thì sẽ có tượng Phật ở ngay thượng điện, hậu cung sẽ thờ vua Lý Thần Tông làm từ gỗ mít và Thiền Sư Từ Đạo Hạnh được làm từ mây đan.
Như vậy khi đi đến đây du khách sẽ được tận mắt thấy nhiều bức tượng cực kỳ linh thiên của các vị tướng thần từ thời xa xưa, những vị thiền sư, Phật Giáo..
Những điểm tham quan tại Chùa Láng
Khi đến với Chùa Láng thì du khách không thể bỏ lỡ qua các địa điểm tham quan sau đây: Cổng Tam Quan, Nhà Bát Giác và Các lễ hội… Đây là những dấu ấn riêng, những nét đặc trưng riêng mà khi đến đây bạn nhất định phải đến.
Thăm quan Cổng Tam Quan tại Chùa Láng
Chùa Láng là một trong những khu di tích thăm quan cực kỳ rộng lớn được xây dựng theo phong cách nội công ngoại quốc với 100 gian. Khi bước vào cổng chùa sẽ có xuất hiện 4 cây cột vuông cực kỳ lớn, kiến trúc của 4 cây cột rất đặc biệt. Phần mái cong và gắn vào sườn cột chứ không bao trùm lên cây cột, phần mái chính giữa sẽ to và cao hơn phần mái bên cạnh.
Dưới phần mái có các câu đối được biết rất đẹp và chất liệu tạo nên là những mảnh sứ có màu xanh ghép lại. Từ đó tạo nên vẻ đẹp uy nghiêm, cổ kính và cực kỳ bí ẩn tại Chùa Láng. Khi đi qua cổng thì bạn sẽ được đặt chân lên con đường được lát bằng gạch bát tràng nằm ngay giữa vườn muỗm có độ tuổi trên 300 năm.
Ngay phía sau của cổng chính đó là tam quan nội, với thiết kế 3 gian trong đó có một gian lớn và 2 gian phụ. Phần mái nhà sẽ được thiết kế với 4 lớp mái chồng rất to và đồ sộ, lớp mái này sẽ làm cho du khách cảm thấy bất ngờ với kiến trúc của người Việt Nam.
Thăm quan Nhà Bát Giác tại Chùa Láng
Khi đi trên con đường từ cổng chính đến cuối con đường thì du khách sẽ được gặp nhà bát giác, nơi đặt tượng của thiền sư Từ Đạo Hạnh. Kiến trúc nhà bát giác tại chùa rất đẹp và đặc biệt là phần mái nhà với thiết kế hai tầng, tầng đầu tiên sẽ to hơn tầng từ hai nên sẽ rất thanh thoát và hài hòa. Trên mái sẽ có 8 con rồng to lớn tượng trưng cho 8 đời vua nhà Lý.
Nhà Bát Giác có kiến trúc xây dựng rất đặc biệt khi đặt ra giữa sân chùa, với kiến trúc này sẽ ít thấy ở các quốc gia khác. Sau khi thăm quan Nhà Bát Giác thì sẽ tiếp tục đến các công trình như Bái Đường, Thượng Điện, Tăng Phòng, Nhà tổ, Nhà Thiêu Hương.
Tại Chùa Láng được biết đến là nơi lưu giữ 198 pho tượng lớn nhỏ khác nhau vô cùng quý giá từ đời nhà Lý. Đặc biệt trong số đó có ngôi tượng của vua Lý Nhân Tông và thiền Sư Từ Đạo Hạnh.
Thăm quan lễ hội tại Chùa Láng
Vào ngày mùng 7 tháng 3 âm lịch hàng năm là ngày sinh của thiền sư Từ Đạo Hạnh, vào ngày này sẽ có ngày hội. Ngày hội diễn ra với các tiết mục đặc sắc như rước kiệu, kiệu Thánh đi từ Chùa Láng đến chùa Hoa Lăng. Trong lễ hội sẽ kể lại câu chuyện lịch sử đối đầu gây cấn của Thiền Sư Đạo Hạnh với sư Đại Điên.
Ngoài ra khi tham gia lễ hội thì còn có các trò chơi dân gian của dân tộc Việt Nam như thổi cơm, đập niêu… những trò chơi đã tạo nên một không gian rất náo nhiệt. Vào những ngày này người dân ở nhiều nơi trên mọi miền tổ quốc đã tụ họp về để cùng nhau trải nghiệm ngày lễ lớn tại đây.
Những điều cần lưu ý khi đến tham quan Chùa Láng
Chùa Láng là một địa điểm linh thiêng và là nơi thờ cúng nên khi đi đến chùa thì bạn cần biết các lưu ý để có những trải nghiệm tuyệt vời nhất nhé.
- Chùa là nơi thờ cúng các vị vua, thiền sư nên rất linh thiêng và cung kính nên khi đi đến chùa cần mang đồ thật gọn gàng, lịch sử, không nên lựa chọn những bộ đồ hở hang không bó sát. Ngoài ra khi đi khám phá Chùa Láng bạn sẽ đi bộ rất nhiều nên ưu tiên cho những bộ đồ thoải mái và lựa chọn một đôi giày cho dễ dàng di chuyển qua các địa điểm.
- Khi đi thăm quan chùa thì nên sử dụng lời lẽ và ngôn từ hợp lý, không nói năng thô lỗ hay xúc phạm bất cứ ai.
- Trong chùa cho tự do chụp hình và đi lại, những đến những khu vực cấp thì bạn không nên đi vào và chụp hình tại đây.
- Khi đi chùa tại Hà Nội đối với những vị khách ở xa thì nên xem thời tiết trước khi đi vì có những khoảng thời gian rất lạnh hoặc rất nóng.
- Nên xem thời gian mở cửa trước khi đi đến Chùa Láng để tránh trường hợp đi quá sớm hoặc đến quá trễ.
Có thể bạn quan tâm:
- Chùa Yên Tử – Vùng đất tổ Phật Giáo tại Quảng Ninh
- Đền Ông Hoàng Mười – Điểm văn hoá tín ngưỡng đặc sắc nhất
Tổng kết
Chùa Láng một địa điểm tâm linh, nơi lưu giữ những nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Việt Nam. Đây là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng khi đến với Hà Nội, hy vọng bạn sẽ có những trải nghiệm thật tuyệt vời.