Trong thế giới tâm linh của người Phương Đông, việc đi lễ đền chùa là một phần không thể thiếu. Tại Sài Gòn có rất nhiều công trình chùa chiền đồ sộ, trong số đó, chùa Bà Thiên Hậu là một điểm đến rất nổi tiếng tại đây.
Đôi nét về chùa Bà Thiên Hậu
Trên dải đất Việt Nam hình chữ S có không ít các di sản của người Hoa để lại. Đây là kết quả của những lần di cư sang nước ta và đem văn hóa sang nơi bản địa. Và chùa Bà Thiên Hậu cũng là một trong số đó.
Sự tích của chùa bà thiên hậu
Bà Thiên Hậu là nhân vật nào trong lịch sử? Theo rất nhiều sổ sách lịch sử ghi lại, nhân vật này sinh ra tại Phúc Kiến có có tên là Lâm Mặc Nương. Theo tương truyền, Bà Thiên Hậu ở trong bụng mẹ 14 tháng mới chào đời. Những đứa trẻ khác ở trong bụng mẹ 9 tháng 10 ngày những bà lại ở trong bụng mẹ 14 tháng.
Đây là điều kỳ lạ, khiến người dân quay khu vực bà sinh sống vô cùng hiếu kỳ. Càng lớn bà lại càng bộc lộ tài năng thiên bẩm về thiên văn học, khi có thể nhìn sao trời đoán thời tiết, giúp đỡ những ngư dân trong vùng tránh được những nguy hiểm khi ra khơi.
Bà được triều đình nhà Tống sắc phong “Nam Hải Thần nữ” bởi có công lao trong việc cảm hoá Thiên Lý Nhãn và Thuận Phong Nhĩ – hai vị ác thần nổi danh thời bấy giờ. Không chỉ vậy, danh xưng “Thiên Hậu” của bà cũng được Nhà Thanh xem trọng và đặt tên lưu danh sử sách.
Chính vì những điều bà đem lại mà ngày nay, việc nhang khói thờ cúng vị nữ thần này đã trở thành một nét đẹp trong văn hoá của người Trung Quốc. Vào năm 1760, thế kỷ thứ XVII, chùa Bà Thiên Hậu đã được xây dựng và nơi đây chính là nơi thờ cúng Thiên Hậu Thánh Mẫu.
Vị trí
Chùa Bà Thiên Hậu là ngôi chùa của người Hoa cổ kính và liêng thiêng tại đất Sài Gòn phồn hoa, mọi người thường tới ngôi chùa này để cầu như ý. Ngôi chùa này nằm tại số 710 đường Nguyễn Trãi, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh, cách phố đi bộ Nguyễn Huệ khoảng 7km.
Giữa thành phố mang tên Bác với nhịp sống hối hả và nhộn nhịp, nơi đây như một điểm nhấn tâm linh, điểm linh thiêng thờ cúng dành cho những người Hoa đang sinh sống. Ngôi chùa cổ kính và linh thiêng nhất Sài Gòn không chỉ thu hút du khách trong nước mà còn thu hút rất nhiều du khách quốc tế ghé đến hàng năm.
Đến chùa Thiên Hậu khám phá “hơi thở” của linh thiêng
Sau hơn 260 năm tồn tại, ngôi chùa này vẫn giữ được nét kiến trúc độc đáo dù trải qua nhiều lần trùng tu. Chùa Bà Thiên Hậu là địa điểm tham quan tín ngưỡng tâm linh nổi tiếng dành cho du khách khi đến Sài Gòn phồn hoa. Ngôi chùa cổ kính và liêng thiêng mang đậm dấu ấn của thời gian, để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng du khách.
Kiến trúc độc đáo và ấn tượng
Chùa Bà Thiên Hậu là một trong số ít ngôi chùa được đánh giá là ngôi chùa liêng thiêng và cổ kính nhất tại Sài Gòn. Ngôi chùa nổi tiếng này được thiết kế độc đáo gồm có 4 dãy nhà không tách rời mà liên kết với nhau tạo thành hình chữ “quốc” hoặc chữ “khẩu”. Điểm đặc biệt là ba dãy nhà ở giữa sẽ tạo thành tiền điện, trung điện và hậu điện. Giữa các dãy nhà được bố trí giếng trời giúp không gian chùa thêm thoáng đãng hơn.
Khi đến tham quan tại đây, du khách sẽ ấn tượng đặc biệt với lối kiến trúc của ngôi chùa này. Kiến trúc Trung Hoa nổi bật được khắc họa rõ nét trên từng nét chạm trổ tỉ mỉ. Theo như người dân địa phương tại đây cho biết tất cả những vật liệu xây dựng chùa đều được chở từ Trung Quốc sang Việt Nam.
- Khu tiền điện: Bước vào khu tiền điện mở ra một không gian sẽ ấn tượng trước những họa tiết hoa văn mang đậm dấu ấn văn hóa người hoa, nơi đây là điện thờ cúng Phúc Đức Chánh Thần và Môn Quan Vương Tả.
- Khu trung điện: Khi bạn tham quan khu vực trung điện, sẽ có cơ hội được chiêm ngưỡng đồ vật quý hiếm của ngôi chùa đó là nơi đặt bộ lư Phát Lan quý hiếm. Ngoài ra , du khách còn có cơ hội được ngắm nhìn chiếc thuyền rồng được chạm khắc hết sức tinh xảo và chiếc kiệu dùng để rước Bà mỗi dịp lễ hội được sơn son thếp vàng.
- Khu hậu điện: Bước vào khu vực hậu điện của ngôi chùa, chính là nơi thờ cúng Thiên Hậu Thánh Mẫu và tượng thờ được đặt ngay chính giữa, tượng thờ Kim Hoa Nương Nương được đặt ở bên phải, và Long Mẫu Nương Nương được đặt ở bên trái. Ngoài ra, khi khám phá ngôi chùa này, du khách còn thấy tượng thờ của các vị Quan Thánh, Địa Tạng và Thần Tài.
Lưu giữ những khung hình đẹp mắt tại chùa Bà Thiên Hậu
Ngôi chùa thu hút đông đảo du khách thập phương đến để thăm quan và cầu bình an may mắn trong những dịp lễ hội và ngày rằm và mồng một. Hiện nay, ngôi chùa này đã trở thành điểm đến cầu duyên và cầu may mắn của các bạn trẻ. Vậy nên khi đến đây, bạn không nên bỏ qua những tấm hình lưu niệm với ngôi chùa này.
Có rất nhiều những du khách đến đây chụp hình lưu niệm vì ấn tượng trước kiến trúc độc đáo, sự sang trọng và đầy vẻ huyền bí của ngôi chùa này. Những địa điểm để có những tấm hình đẹp như bức tường với bảng sớ màu hồng, những bức tranh nhiều màu sắc hay khoảng không gian giữa hai bức tường gạch cổ.
Cầu tài lộc, tình duyên như ý
Đến chùa để khám phá tâm linh, cầu điều may mắn là ý nghĩa của hoạt động văn hoá này. Chùa Bà Thiên Hậu là chốn nổi tiếng linh thiêng tại đất Sài Gòn. Sau khi dạo quanh tham quan không gian thờ tự bên trong, bạn có thể cầu nguyện và xin xăm bằng cách viết những lời khẩn cầu bình an, tài lộc và hạnh phúc lên giấy ước nguyện và treo cùng với vòng nhang.
Lễ hội chùa Bà Thiên Hậu diễn ra khi nào?
Thời điểm mà du khách có thể đến tham dự lễ hội tại chùa là vào ngày 28 tết (lễ khai ấn) và lễ hội chùa Bà Thiên Hậu thường bắt đầu vào ngày 23 tháng 3 âm lịch. Đây là khoảng thời gian du khách đến tham quan chùa, cúng bái rất đông. Đây chính là dịp quan trọng trong năm để du khách thập phương có thể tham gia các hoạt động văn hóa tín ngưỡng đặc sắc.
Khi tham gia trải nghiệm, du khách sẽ được tham gia các hoạt động lễ hội như tắm Bà, rước Bà cực hoành tráng. Tượng vị nữ thần này sẽ được rước kiệu sơn son thếp vàng với hàng dài các thuyền rồng cùng đội múa rồng múa lân theo sau cực ấn tượng.
Vào những ngày lễ hội du khách thường tới đây rất đông tham gia các hoạt động tín ngưỡng, tâm linh đặc sắc. Những hoạt động trong lễ hội luôn thu hút đông đảo du khách đến để cầu may, xin lộc. Các hoạt động lễ hội này được những người Hoa tại đây lưu giữ và là nét đặc sắc được lưu truyền qua các thế hệ.
Tuy nhiên, nếu không thích đến chùa vào những ngày này, bạn có thể đến đây vào những ngày khác không diễn ra lễ hội. Mặc dù có vắng vẻ hơn những bạn có thể tìm thấy một không gian tâm linh thanh tịnh cho tâm hồn.
Có thể bạn quan tâm:
- Chùa Bửu Long – Nét đẹp tâm linh độc đáo nổi bật ở Sài Gòn
- Chùa Láng – Nét đẹp cổ kính linh thiêng giữa lòng Hà Nội
Có thể bạn đã từng đi qua hàng trăm ngôi chùa với kiến trúc khác lạ từ bắc vô nam, thế nhưng nếu có cơ hội, đừng nên bỏ lỡ một miền linh thiêng cổ kính pha hơi hướng của Trung Hoa giao thoa với nét cổ xưa mang tên chùa Bà Thiên Hậu bạn nhé.