Hiện nay rất ít các bạn trẻ hứng thú với các di tích lịch sử. Thay vào đó, những điểm du lịch nghỉ dưỡng luôn hấp dẫn hơn cả. Mình cũng là một trong số những người đã phải mất rất nhiều thời gian mới có thể quyết định được có nên đi phượt thành nhà Hồ hay không.
Để rồi, sau chuyến đi, mình đã có thêm nhiều trải nghiệm thú vị và khó quên. Quả thật thành nhà Hồ là nơi mà bạn nên đến một lần trong đời. Giờ thì hãy cùng mình tìm hiểu kinh nghiệm phượt thành nhà Hồ vui vẻ nhé!
Vài nét về thành nhà Hồ/ Thành nhà Hồ ở đâu?
Thành nhà Hồ được xây dựng bằng những phiến đá dài trung bình từ 1.5 m đến 6 m, được xếp chồng lên nhau mà không cần chất kết dính. Mặc dù được xây dựng cách đây rất lâu (600 năm) nhưng hệ thống tường bao quanh thành nhà Hồ vẫn được lưu giữ khá nguyên vẹn. Vào ngày 27/06/2011 thành nhà Hồ đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa Thế giới. Đây đang là điểm đến khá nổi tiếng và không thể bỏ qua khi đến Thanh Hóa.
Thành nhà Hồ ngày nay nằm trên địa phận của 2 xã Vĩnh Tiến và Vĩnh Long (huyện Vĩnh Lộc – Thanh Hoá). Đây là một công trình kiến trúc bằng đá độc đáo có một không hai tại Việt Nam. Thành đã được Hồ Quý Ly tiến hành cho xây dựng vào năm 1397, còn có tên gọi khác là Tây Đô (hay Tây Giai) để phân biệt với Đông Đô (ở Thăng Long – Hà Nội).
Di chuyển đến thành nhà Hồ bằng cách nào? Phương tiện phượt thành nhà Hồ
Các bạn có thể đến Thanh Hóa bằng các phương tiện như: tàu lửa, máy bay hay xe khách.
Phần lớn di chuyển sẽ bắt đầu từ Hà Nội, các bạn ở nơi khác tham khảo thêm thông tin như dưới đây.
Đi bằng xe khách: Đây chắc sẽ là phương tiện được nhiều bạn lựa chọn ở Hà Nội. Các bạn có thể mua vé xe khách tuyến Hà Nội đi Thanh Hóa tại bến xe Giáp Bát hay đặt vé ở các hãng xe danh tiếng như Hưng Thành, Hùng Cường, Đạt Hòa,…
Bên cạnh đó, bạn có thể mua vé tàu tuyến Hà Nội – Thanh Hóa ở ga Hà Nội. Chỉ cách Hà Nội 150km nên bạn hoàn toàn có thể di chuyển bằng xe máy hoặc phương tiện cá nhân. Chắc chắn đây sẽ là chuyến phượt cuối tuần cùng bạn bè.
Di chuyển bằng máy bay: Những bạn tại Gài Gòn có thể book vé chặng Sài Gòn – Thanh Hóa, giá vé khá hợp lý từ 1.500.000đ trở xuống.
Lưu ý: Nếu bạn di chuyển bằng phương tiện cá nhân nên mang đầy đủ các loại giấy tờ xe. Chấp hành đúng luật giao thông đường bộ. Trang bị bao tay, khẩu trang, kính để an toàn khi vận hành.
Du lịch phượt thành nhà Hồ vào thời điểm nào trong năm?
Bạn có thể đến đây bất kỳ thời gian nào trong năm. Nhưng nếu muốn hòa mình vào không khí lễ hội như: Lễ hội Cầu ngư, Lễ hội Pôồn Pôông của người Mường, Lễ hội Đền Sòng… bạn cần tham khảo thời gian diễn ra trước khi lên lịch trình.
Chơi gì ở thành nhà Hồ? Địa điểm tham quan nổi tiếng ở thành nhà Hồ
Thành nhà Hồ
Chơi gì ở thành nhà Hồ? Đến Thành Nhà Hồ thì không thể không khám phá di tích lịch sử nổi tiếng này rồi. Thành được bao bọc bên ngoài xây đá, bên trong chủ yếu là đắp đất, trên bình đồ kiến trúc gần vuông, hai mặt Nam và Bắc của thành nhà Hồ dài hơn 900m, Đông và Tây dài hơn 700m. Thành có 4 cửa. Cửa phía Nam rất giống cửa phía Nam thành Thăng Long. Không chỉ là một kiến trúc độc đáo nhất Đông Nam Á, thành nhà hồ còn có dấu bí ẩn về các phiến đá có chiều dài trung bình 1,5m, có tấm nặng tới 15 – 20 tấn xếp chồng lên nhau, không cần chất kết dính mà vẫn đảm bảo độ bền vững.
Suối Cẩm Lương
Suối Cẩm Lương thuộc làng Ngọc, xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy, cách Tp.Thanh Hóa hơn 70km về phía Tây với hàng ngàn con cá lớn nhỏ bám dày đặc suốt chiều dài hơn 100m của con suối cũng nhiều truyền thuyết, câu chuyện bí ẩn là điểm dừng chân thứ ba của bạn khi đến đây.
Ngoài thành nhà Hồ, suối Cẩm Lương thì bạn có thể đến thăm quan những địa điểm gắn với những cái tên như: đến đền bà Triệu, đền Đông Cổ, cụm di tích lịch sử Lam Kinh, Hòn Trống Mái, khu Di tích Hàm Rồng, di tích Đông Sơn, cụm di tích Nga Sơn, Chiến khu Ba Đình, đền thờ Mai An Tiêm)…
Ở đâu khi du lịch thành nhà Hồ? Khách sạn, nhà nghỉ tốt, giá rẻ
Vì mình du lịch thành nhà Hồ đi về trong ngày, nên vấn đề lưu trú cũng không nắm rõ lắm. Tuy nhiên, mình đã tìm hiểu và có được một vài khách sạn giá phải chăng ở Thanh Hóa để gợi ý cho các bạn:
- Khách Sạn Thảo Linh (Hải Tiến – Hoằng Hóa – Thanh Hóa) Điện Thoại: 037 38844456
- Khách sạn Thanh Hóa (25A Quang Trung – Phường Ngọc Trao – Tp Thanh Hóa) Điện Thoại: 037 3852517
- Khách sạn Ngân Hoa (36, Nguyễn Trãi – Tp Thanh Hoá) Ðiện thoại: 037.855.160 Khách sạn Hưng Biển (Ðường Hồ Xuân Hương – phường Trường Sơn – thị xã Sầm Sơn) Ðiện thoại: 037.821.273
- Khách sạn Hồ Gươm (Phường Trường Sơn – thị xã Sầm Sơn) Ðiện thoại: 037.821.100
Ăn gì khi du lịch thành nhà Hồ – Thanh Hóa?
Đến với Thanh Hóa, bạn sẽ có cơ hội được thưởng thức những món đặc sản nổi tiếng như: nem chua Thanh Hóa, dê núi đá, chè lam Phủ Quảng, bánh gai Tứ Trụ, gà đồi, các món chế biến từ hến làng Giàng, bánh đa cầu Bố, mía đen Kim Tân, chim mía và hải sản.
Gợi ý những địa chỉ ăn uống nên bỏ túi trước khi đến Thanh Hóa:
- Chả Tôm, cháo cá trên đường Phan chu Trinh
- Kem xôi ngã Ba Bia rẽ phải khoảng 30m
- Ốc, bánh khoái ở đường Tân Bình Bánh đa cua chỗ chợ vườn hoa mới
- Chân gà nướng đầu đường Cao Thắng
- Ôc trẻo ở gần cung văn hóa Cơm hến ở đường đôi, gần cầu vượt Bún huế ở gần chợ vườn hoa
- Bún riêu cua gần đầu đường Lê Quý Đôn
- Bún chả thì ở gần tượng Lê Lợi
- Cháo canh trước chợ vườn hoa mới
- Cháo lươn quán đối diện Cafe Oasis
- Bánh lá, bánh nếp gần đường Lê Hoàn
- Nem Rán cổng trường Hàm Rồng…
Trên đây là kinh nghiệm du lịch thành nhà Hồ: Đi thế nào, có gì vui chơi mình đã tích lũy được từ chuyến đi. Hi vọng sẽ giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích để có một chuyến đi thật suôn sẻ và trọn vẹn. Việc khám phá, tìm hiểu các di tích lịch sử sẽ giúp bạn hiểu thêm về lịch sử hào hùng của cha ông ta và biết quý trọng hiện tại hơn đấy.