Ditich365 - Điểm qua các di tích lịch sử văn hoá xung quanh chúng ta
No Result
View All Result
  • Khám phá
  • Lịch sử
  • Di tích
  • Nhịp sống
  • Góc chuyên gia
  • Khám phá
  • Lịch sử
  • Di tích
  • Nhịp sống
  • Góc chuyên gia
No Result
View All Result
Ditich365 - Điểm qua các di tích lịch sử văn hoá xung quanh chúng ta
No Result
View All Result
Home Nhịp sống

Tình trạng mai một của cồng chiêng và sự thoái trào văn hóa

by admin
5 Tháng mười một, 2022
in Nhịp sống
0 0
0
0
SHARES
12
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Giờ đây, tiếng cồng chiêng Tây Nguyên không còn cất lên ở buôn làng, các lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên mà chỉ thi thoảng xuất hiện tại các cuộc thi, lễ hội lớn hoặc biểu diễn để ghi hình, được tài trợ kinh phí. Tình trạng mai một của cồng chiêng ngày càng nghiêm trọng cần phải có những đường hướng mới. 

Trong những năm qua, ngành văn hóa đã có chính sách cho những gia đình, những người gìn giữ chiêng, chỉnh chiêng; mở nhiều lớp đào tạo, bồi dưỡng cho thế hệ trẻ học các kỹ thuật đánh, chỉnh chiêng; tổ chức các cuộc liên hoan dân ca, nhạc cụ dân tộc, hội diễn văn nghệ quần chúng và bước đầu đã mang lại những kết quả đáng mừng.

Tình trạng mai một của cồng chiêng

Thế hệ trẻ của đồng bào bản địa dù phần lớn không mặn mà với di sản văn hóa cồng chiêng nhưng cũng có những người đam mê tiếng cồng chiêng, đang ngày đêm học tập để bảo tồn di sản cha ông để lại. Du khách yêu tiếng cồng chiêng mỗi khi đến Đắk Lắk thường tìm tới ngôi nhà dài truyền thống của nghệ nhân Y Thim Byă ở buôn Ea Bông (xã Cư Êbur, TP Buôn Ma Thuột) không chỉ bởi sự cuốn hút của dàn chiêng, những nhạc cụ dân tộc bản địa mà còn được đắm mình trong tiếng cồng chiêng của đội nghệ sĩ nhí.

Tuy nhiên, sau khi được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) công nhận không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, dù các cơ quan quản lý, các tổ chức trong và ngoài nước đã có những hoạt động nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của di sản nhưng thực tế cồng chiêng Tây Nguyên đang dần mai một.

Tình trạng mai một của cồng chiêng
Tình trạng mai một của cồng chiêng

Những người biết chỉnh chiêng như thế này ở Tây Nguyên nay còn rất ít

Tình trạng mai một của cồng chiêng ngày càng sâu sắc. Văn hóa dân gian các dân tộc thiểu số miền núi nói chung và Tây Nguyên nói riêng đều ra đời từ tín ngưỡng đa thần và phương thức sản xuất nương rẫy truyền thống. Cụm từ “ăn năm uống tháng” để chỉ những lễ hội liên miên được tổ chức theo hệ thống nông lịch và vòng đời của người Tây Nguyên. Trong đó không thể thiếu tiếng cồng chiêng – phương tiện kết nối giữa con người và thần linh.

Chính sự xuất hiện tập trung đông đủ, lặp đi lặp lại, truyền từ đời này sang đời khác có sức sống mãnh liệt là những yếu tố quan trọng để UNESCO công nhận cồng chiêng là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Bên cạnh đó, không giống như một số di sản phi vật thể khác, cồng chiêng Tây Nguyên được công nhận là di sản dựa trên 2 yếu tố: sự kết hợp của không gian và nghệ thuật. Hiện nay, dưới sự tác động của nhiều nguyên nhân khiến không gian, môi trường diễn xướng cồng chiêng Tây Nguyên đang biến dạng và mất dần.

Nhà nghiên cứu văn hóa Tây Nguyên, bà Linh Nga Niê Kdăm, cho rằng yếu tố quan trọng làm nên di sản là tính cộng đồng. Tiếng cồng chiêng chỉ thực sự đúng nghĩa khi được cất lên trong không gian rừng núi, bến nước, làng bản, những ngôi nhà dài, nhà sàn truyền thống… với sự tham gia của cả cộng đồng ở đó chứ không phải gượng gạo tại hội trường.

Hiện nay, những buổi biểu diễn cồng chiêng thường do các đơn vị thuộc ngành văn hóa bỏ kinh phí tổ chức hoặc có sự tài trợ để quay phim, ghi hình. Những cuộc liên hoan thường chỉ được thực hiện ở các trung tâm văn hóa của tỉnh, huyện… với sự tham gia của các đại biểu và những người tò mò. Còn các chủ nhân đích thực của kho tàng văn hóa độc đáo ấy – những người đã sản sinh, gìn giữ và vẫn đang rất “đói” sinh hoạt văn hóa lẫn thông tin – không mấy ai được trực tiếp tham dự.

Những người biết chỉnh chiêng ở Tây Nguyên còn rất ít
Những người biết chỉnh chiêng ở Tây Nguyên còn rất ít

“Chúng ta không thể khôi phục không gian diễn xướng, biểu diễn cồng chiêng trong ngôi nhà dài làm bằng bê-tông thì ít nhất cũng phải có tính cộng đồng trong đó mới tạm chấp nhận được” – bà Linh Nga nói.

Còn theo ông Y Kô Niê, Phó Phòng nghiệp vụ văn hóa của Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk, không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là rừng, nương rẫy, nhà mồ, bến nước, không gian buôn làng và những ngôi nhà dài, nhà sàn truyền thống. Phần lớn các tộc người thiểu số Tây Nguyên quan niệm rằng rừng là nơi thần linh trú ngụ, trong khi hiện nay rừng suy giảm nhanh chóng, mất dần những ngôi nhà dài truyền thống, những bến nước và những lễ hội truyền thống khiến không gian diễn xướng mất theo. “Thực tế hiện nay, ngành văn hóa chỉ làm tốt công tác bảo tồn, lưu giữ cồng chiêng còn việc tái tạo không gian diễn xướng thì không làm được” – ông Y Kô Niê cho biết.

Muôn vàn khó khăn

Âm nhạc cồng chiêng đang ngày càng được tô vẽ để trở thành một thứ âm nhạc trình diễn tại các lễ hội, phục vụ tại các điểm du lịch với kịch bản được dàn dựng sẵn. Sự tiếp thu văn hóa không chọn lọc cũng là tác nhân đáng kể khiến cồng chiêng Tây Nguyên ngày càng teo tóp. Bên cạnh những yếu tố chủ quan thì những nguyên nhân khách quan cũng đang làm cho việc bảo tồn, phát huy di sản cồng chiêng trở nên khó khăn.

Muôn vàn khó khăn
Muôn vàn khó khăn

Theo ông Y Kô Niê, những thế hệ am hiểu, lưu giữ di sản văn hóa cồng chiêng đã già và chết nhiều khiến công tác bảo tồn gặp nhiều khó khăn. Ông nêu ví dụ: Hằng năm, cứ đến dịp 30-4, ở buôn Ea Nhái (xã Ea Knek, huyện Krông Pắk) tổ chức lễ hội mừng thống nhất đất nước. Năm nay chẳng hạn, để phục dựng lễ hội, cách đây 1 tháng, ngành văn hóa muốn tài trợ cho chương trình nhưng họ đã từ chối vì thầy cúng của buôn vừa qua đời, không còn ai biết cúng phần lễ nên đành bỏ cuộc. Bên cạnh đó, số ít người thuộc thế hệ trẻ đam mê tiếng cồng cũng chỉ được một thời gian lúc còn học phổ thông; đến khi học đại học, đi làm thì đội cồng chiêng tan rã.

Tình trạng mai một của cồng chiêng là hồi chuông cảnh báo để chúng ta có ý thức gìn giữ phát huy những truyền thống của dân tộc. 

admin

admin

Next Post
Hào thành tại Thành Nhà Hồ

Mới đây đã khai quật được hào thành tại Thành Nhà Hồ 

Để lại một bình luận Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Được đề xuất

Đấu trường La Mã – Kỳ quan trường tồn của Italy

Giá trị của đấu trường La Mã – Ý nghĩa lịch sử của công trình

2 năm ago
Vì Sao Huế Được Gọi Là Cố Đô? 

Giải đáp các câu hỏi về Cố đô Huế cho bạn đọc quan tâm

3 năm ago
Thịt dê - ẩm thực Hoa Lư

Độc đáo với ẩm thực Hoa Lư – Ninh Bình khiến khách khó quên

2 năm ago
Đi Tràng An vào mùa nào? 

Đi Tràng An vào mùa nào đẹp và chụp được nhiều ảnh sống ảo

3 năm ago
Lịch Sử Xây Dựng Tháp Nghiêng Pisa

Tìm Hiểu Về Tháp Nghiêng Pisa: Tháp nghiêng Pisa ở đâu?

2 năm ago
Đấu trường La Mã ở đâu?

Đấu trường La Mã ở đâu? Kiệt tác trường tồn cùng thời gian

2 năm ago

DITICH365.NET

Kênh tin tức bổ ích mang đến cho quý đọc giả những thông tin về các di tích lịch sử văn hóa, những kỳ quan thiên nhiên đẹp của Việt Nam và trên thế giới.

  • About
  • Advertise
  • Careers

©Copyright @2022 by ditich365.net DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Khám phá
  • Lịch sử
  • Di tích
  • Nhịp sống
  • Góc chuyên gia

©Copyright @2022 by ditich365.net DMCA.com Protection Status

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In