Chắc hẳn ai trong chúng ta đều đã nghe đến Hồ Gươm, nơi đây được ví như linh hồn của Hà Nội. Một điểm nhấn làm cho Hồ Gươm trở nên đẹp và huyền bí hơn đó là Tháp Rùa nằm ở giữa hồ. Tháp mang một ý nghĩa lịch sử lớn lao từ thời dựng nước và giữ nước, Tháp Rùa mang phong cách kiến trúc độc đáo, sự kết hợp hài hòa giữa màu sắc phương Tây và phương Đông. Cùng khám phá những nét độc đáo của ngôi tháp cổ này nhé.
Tháp rùa ở đâu? Mang phong cách kiến trúc nào?
Tháp Rùa nằm ở một gò đất giữa lòng Hồ Gươm của Hà Nội, là một ngọn tháp nhỏ hình chữ nhật có 3 tầng, diện tích xung quanh tháp khoảng 350m2. Đây là một điểm du lịch nổi tiếng mỗi khi đến với thủ đô, gắn liền với lịch sự cũng như dấu ấn của Hà Nội.
Tháp Rùa chính là một trong những di tích lịch sử hiếm có còn tồn tại đến ngày nay. Tháp đã trở thành một nét đẹp không thể thiếu của Hồ Gươm và đã là nguồn cảm hứng của biết bao nhà văn, nhà thơ. Chắc chắn rằng ai đã đến với thủ đô đều muốn ghé thăm nơi đây và chụp một tấm ảnh kỷ niệm tuyệt đẹp.
Công trình kiến trúc này là sự kết hợp hài hòa giữa 2 màu sắc phương Đông và phương Tây. Tháp rùa mang phong cách kiến trúc Châu Âu kết hợp với phần mái cổ mang nét truyền thống Việt Nam. Ở phía tầng 1 xây móng cao 0,8m với 3 cửa ở mặt chiều dài và 2 cửa ở mặt chiều rộng, bên trong phân làm 3 gian và có 4 cửa thông với nhau.
Tầng 2 của Tháp Rùa được xây nhỏ hơn tầng 1 với chiều dài 4,8m và tầng 3 cũng nhỏ hơn so với tầng 2 với chiều dài 2,97m. Tầng cao nhất này chính là điểm nhấn với thiết kế vọng lâu mỗi bề 2m, mặt phía đông có ghi chữ “Quy Sơn Tháp”. Phần mái của Tháp có đầu đao uốn cong và rồng chầu mặt Nguyệt, phía trên đỉnh có hình ngôi sao, tính từ nền đất lên đỉnh mái là 8,8m. Đây quả thực là một công trình mang phong cách kiến trúc độc đáo, tạo nên một vẻ đẹp trường tồn với thời gian.
Ý nghĩa của Tháp Rùa
Tháp Rùa mang một ý nghĩa lớn đối với chúng ta, con cháu của đất Việt. Dưới đây là những thông tin về lịch sử và ý nghĩa của tháp đến ngày nay.
Ý nghĩa lịch sử
Vào thời Lê Thánh Tông đã có một Điếu Đài nhỏ xây trên gò đất của Tháp Rùa này để câu cá nhưng bị mất vết tích vào thế kỷ 17 và 18 của thời Nguyễn. Sau đó vào năm 1883, khi Pháp hạ Hà Nội đã khiến người dân hoảng sợ và sơ tán hết, lúc này ông Nguyễn Ngọc Kim ở lại đã xây nên Tháp ngày nay với mục đích muốn chôn cất cha mình về sau nhưng không thực hiện được.
Vốn dĩ được gọi là Tháp Rùa do tháp được xây dựng trên đảo rùa, những con rùa hồ Gươm thường lên để phơi nắng. Dưới hồ Gươm có rất nhiều rùa cổ có tuổi thọ hàng nghìn năm, sự xuất hiện này có từ thời vua Lê Thái Tổ được trời ban một thanh kiếm thần để xua đuổi giặc ngoại xâm. Về sau khi đã đánh thắng giặc đã phái rùa thần đến để đòi lại thanh kiếm đó nên hồ này gọi là hồ Gươm vô cùng linh thiêng.
Từ đó Tháp Rùa đã được hình thành với vị trí đẹp ở ngay trung tâm của Hà Nội. Tháp mang ý nghĩa lịch sử vô cùng lớn lao, chính là nhân chứng lịch sử ngàn năm văn hiến của thời cha ông xây dựng đất nước. Là điểm tựa của con cháu để nhớ về công ơn của các bậc anh hùng xưa kia để sống xứng đáng với hòa bình ngày nay. Vẻ đẹp của tháp mang một nét đẹp kỳ lạ đến mức dù nhỏ bé đến vậy nhưng trở nên nổi tiếng khắp thế giới.
Ý nghĩa của Tháp Rùa đến ngày nay
Hồ Gươm là linh hồn của Hà Nội, vậy Tháp Rùa chính là bông hoa tạo nên điểm nhấn cho hồ Gươm, nếu thiếu đi một trong hai thật sự rất khó để tìm được một di tích đẹp đến như vậy. Mặt hồ trong xanh in bóng ngọn tháp và những bóng liễu tuyệt đẹp nhưng cũng vô cùng thiêng liêng. Sự kết hợp này đã tạo nên một bức tranh lịch sử nổi tiếng khắp thế giới.
Chắc chắn rằng ai đến Hà Nội đều tìm đến với hồ Gươm để được nhìn ngắm Tháp Rùa cổ. Nằm giữa hồ nước xanh bao la, ẩn hiện bởi những tán cây càng trở nên cuốn hút cả khách du lịch trong nước và nước ngoài khi đến đây. Sau bao nhiêu năm tháng lịch sử, ngôi tháp vẫn hiên ngang và đẹp mãi trong lòng những người con đất Việt và cũng là niềm tự hào của người Hà Thành.
Tháp Rùa mang những ý nghĩa lớn lao trong thời hòa bình này, tháp và hồ Gươm như một di chứng về sự oai hùng của dân tộc. Đối với người dân Hà Nội, sau những giờ làm việc căng thẳng họ thường ra hồ ngồi để hóng mát, nhìn ngắm phong cảnh của ngôi tháp cổ để cảm thấy thoải mái và bình yên đến lạ.
Mách bạn kinh nghiệm đi tham quan Tháp Rùa
Hồ Gươm, Tháp Rùa và những điểm xung quanh khu vực luôn là một điểm du lịch hấp dẫn mọi du khách. Dưới đây là một số kinh nghiệm tham quan địa điểm này cực hay dành cho bạn.
Thời điểm tham quan
Có thể nói rằng thời điểm đẹp nhất để tham quan Tháp Rùa và hồ Gươm đó là vào mùa thu. Lúc này tiết trời ở Hà Nội trở nên mát mẻ, dễ chịu và có những làn gió mát dịu nhẹ. Kết hợp với mùi hoa sữa và những chiếc lá thu bay sẽ giúp bạn có những trải nghiệm tuyệt vời nhất. Không những thế còn có những bức ảnh cực đẹp bên hồ, dù là chụp ở góc nào đi nữa trông cũng sẽ thật tuyệt.
Các điểm tham quan không thể bỏ lỡ xung quanh Tháp Rùa
Những điểm tham quan xung quanh Tháp Rùa vừa giúp bạn nhìn ngắm được rõ hơn khung cảnh của Hồ Gươm và hình ảnh của Tháp. Dưới đây là một số điểm nổi tiếng gần Tháp bạn chỉ cần đi bộ để ngắm cảnh thôi.
Bưu điện Hà Nội
Trên cung đường tham quan Tháp Rùa, gần đó có bưu điện hà nội mang một dấu ấn trăm năm của đất thủ đô. Bạn đừng quên ghé đến đây để nhìn ngắm một kiến trúc tuyệt đẹp và lạ mắt từ hàng trăm năm trước nhé, sống ảo cũng rất đẹp đấy.
Kem Tràng Tiền
Kem Tràng Tiền chắc chắn là một đặc sản ở hồ Gươm rồi, nếu đã đến đây để tham quan Tháp Rùa bạn không nên bỏ qua việc thưởng thức một ly kem đấu nhé. Chỉ cách hồ khoảng 100m thôi bạn sẽ có điểm ăn kem lý tưởng, giá rẻ nhưng hương vị sẽ khó quên lắm đây.
Nhà hát lớn Hà Nội
Sau khi ăn kem ở 35 Kem Tràng Tiền bạn hãy đi thêm một đoạn sẽ thấy Nhà hát lớn, đây là nơi biểu diễn các chương trình văn hóa lớn của thủ đô. Đây cũng là một công trình rất đẹp, rất nhiều cặp đôi đã chụp ảnh cưới bên ngoài Nhà hát này.
Vườn hoa Lý Thái Tổ
Kế tiếp Nhà hát lớn sẽ có khu vườn hoa Lý Thái Tổ, bạn yên tâm rằng nơi đây cũng có thể nhìn ngắm Tháp Rùa vì ở rất gần. Nơi đây có tượng đài của vua Lý Thái Tổ chính là người lập nên kinh thành Thăng Long, lại thêm một bức ảnh lịch sử nữa bạn không nên bỏ qua.
Có thể bạn quan tâm:
- Angkor Wat – Khám phá kỳ quan nổi tiếng tại Campuchia
- Chùa Linh Ứng Bãi Bụt ở đâu và kinh nghiệm tham quan
Tháp Bút – Đền Ngọc Sơn
Xung quanh khu tham quan Tháp Rùa còn có Tháp Bút – Đền Ngọc Sơn chỉ cách mấy trăm mét. Đây là một công trình văn hóa nổi tiếng vô cùng nổi tiếng nếu bạn đã ghé đến hồ Gươm, nếu bạn có được những bức ảnh du lịch ở đây thật sự rất đẹp, vậy nên đừng bỏ lỡ.
Vậy là bài viết đã chia sẻ đến bạn thông tin về Tháp Rùa, một điểm di tích không nên bỏ lỡ khi đến với Thủ đô. Mong rằng bạn đã có nhiều kiến thức cho chuyến đi tham quan sắp tới của mình.