Đã qua bao thế hệ, di tích của Thành Cổ Loa vẫn còn đó như một minh chứng cho một triều đại hưng thịnh của nước ta dưới thời An Dương Vương. Những huyền thoại về nỏ thần của thần Kim Quy, nhân vật lịch sử An Dương Vương, công chúa Mỵ Châu vẫn còn lưu truyền mãi gắn liền với đời sống người Việt. Cùng khám phá chi tiết hơn về tòa thành cổ này qua những thông tin chia sẻ cụ thể sau đây.
Thành Cổ Loa ở đâu?
Nằm cách trung tâm thành phố Hà Nội chỉ khoảng 24km, các bạn có thể dễ dàng di chuyển đến thành Cổ Loa tìm kiếm và khám phá thăm thú nơi đây. Tòa thành này còn có nhiều tên gọi khác như Loa thành, Cửu Thành, Thành Việt Vương… Dưới thời kỳ của vua Ngô Quyền, lần thứ 2 Cổ Loa được chọn trở thành Kinh đô.
Khu di tích này khá rộng, thuộc 3 xã khác nhau trong huyện Đông Anh. Diện tích của cả khu lên đến 500 ha và trở thành dấu tích có niên đại có giá trị lâu đời nhất của nước ta. Thành được xây dựng từ thế kỷ III TCN, khi đó nước ta là Âu Lạc dưới thời vị vua An Dương Vương.
Từ Hà Nội, bạn muốn ghé thăm thành Cổ Loa có thể di chuyển dọc theo quốc Lộ 1A cũ đến cầu Đuống. Tiếp đến chính là thị trấn Yên Viên bạn di chuyển đến quốc lộ 3 và đi thêm khoảng 5 cây số nữa là đến với thành Cổ Loa. Nếu như di chuyển bằng phương tiện là xe bus, bạn có thể chọn tuyến 46 hoặc là tuyến 15, 17 tại trạm trung chuyển Long Biên là sẽ đến.
Thành Cổ Loa mang những giá trị lịch sử gì?
Từ góc độ địa thế, có thể khẳng định rằng, vị trí của tòa thành này mang một ý nghĩa vô cùng to lớn khi có hai dòng sông huyết mạch giao nước. Đồng thời, vị trí này cũng gần với đỉnh trong tam giác châu thổ sông hồng thuộc Đông Anh. Đặc biệt là toàn thành này có quy mô và cấu trúc cực hoành tráng và lâu đời nhất ở nước ta còn tồn tại cho đến ngày nay.
Hơn thế nữa, Cổ Loa Thành có cấu trúc độc đáo nhất trong những di tích thành cổ của nước ta. Đây là di tích còn sót lại có giá trị vô cùng to lớn, dấu ấn của vương triều dưới thời vua An Dương Vương và là kinh thành của nhà nước Âu Lạc và dưới thời vua Ngô Quyền.
Trong khu di tích này, có nhiều kiến trúc khác như đền thờ vua An Dương Vương, Giếng Ngọc, Đền Thượng… mở cửa quan năm để phục vụ du khách tứ xứ đổ về đây tham quan.
Sau một quá trình nghiên cứu và khảo cổ, các nhà khoa học đã tìm ra được hàng loạt các di chỉ. Đây chính là những bằng chứng cho thấy một thời kỳ phát triển của người Việt qua nhiều thời kỳ khác nhau. Trong đó, giai đoạn đỉnh cao là văn hóa Đông Sơn- nền văn minh sông Hồng cho tiền sử dân tộc.
Thành Cổ Loa – Khám phá nét kiến trúc độc đáo
Kiến trúc của toàn thành Cổ Loa vô cùng độc đáo, và được xây dựng theo kiểu vòng xoáy trôn ốc. Theo một số sử sách và tương truyền cho đến ngày nay, thực chất tòa thành có đến 9 vòng xoáy trôn ốc, nhưng đến ngày nay chỉ còn khoảng 3 vòng còn sót lại. Cụ thể:
Thành Nội
Khu vực thành nội có chu vi ước chừng khoảng 1600m, hình dáng khúc khuỷu bao gồm nhiều kiến trúc độc đáo khác. Diện tích toàn thành nội là 2k2 và được cho là nơi ở của vua An Dương Vương, cùng với đó là những cung tần, quan lại thuộc vương triều của ông. Hiện nay, đây cũng là khu đền thờ chính của vua và có thêm nhiều di tích kiến trúc lịch sử quan trọng có liên quan đến thành Cổ Loa.
Thành ngoại
Phần thành ngoại có chu vi ước chừng là 8000m, và được thiết kế và xây dựng theo lối kiến trúc vô cùng độc đáo. Những phần lũy xưa cao trung bình khoảng từ 4 đến 5m, đặc biệt có những phần thiết kế cao đến 12m. Theo tính toán, tổng lượng đất để đắp thành có thể lên đến 2,3 triệu m3.
Phần Thành trung
Phần thành ngoại này cũng có lối kiến trúc không khác quá nhiều với ngoại thành có chu vi khoảng 6,5km. Nhưng kiến trúc của thành trung hẹp hơn và kiên cố hơn so với ngoại thành.
Lễ hội thành Cổ Loa vào khi nào?
Lễ hội của thành cổ chính thức được tổ chức vào tháng Giêng hàng năm, nếu như du khách muốn hòa mình vào không khí lễ hội đặc sắc đây chắc chắn là thời điểm không thể bỏ lỡ. Họ bắt đầu từ khi sáng sớm với rất nhiều những nghi thức vô cùng đặc sắc, nhiều trò chơi dân gian vô cùng nổi bật, các trò chơi dân gian khác nhau để du khách tha hồ khám phá. Đến ngày 16 tháng giêng, lễ tạ trời đất diễn ra và đây cũng là lúc kết thúc lễ hội.
Các địa điểm đáng tham quan thuộc thành Cổ Loa
Những địa điểm mà bạn nên khám phá khi đến với khu di tích đó là:
Đền Thượng
Đền thờ An Dương Vương còn có tên gọi khác là đền Thượng, thuộc khu vực của nội thành và cũng là nơi ở của vua. Vị trí của đền là ở một gò đất mang thế đầu rồng, dưới có 2 hố tròn được gọi là mắt rồng. Ngay trước khu vực là một hồ nước vô cùng rộng lớn, phía bên trong là giếng Ngọc, tương truyền đây là nơi mà Trọng Thủy gieo mình tự vẫn vì tưởng Mị Châu dưới bóng nước.
Trong đền hiện đang còn lưu lại một số di vật cực quý báu đó là tượng An Dương Vương từ đồng, các món đồ từ vải, gỗ, sứ…Phía trước cổng có 2 con rồng đá được chạm khắc ấn tượng, tinh tế thể hiện cho nét văn hóa kiến trúc ở triều Lê.
Ngự triều di quy tại Thành Cổ Loa
Kiến trúc này được xây dựng từ nền điện thiết triều cổ xưa, di chuyển và phục dựng lại vào cuối thế kỷ 18. Phần giữa đình có các biểu tượng chạm khắc của tứ linh cùng với tứ quý, thể hiện được nét chạm khắc vô cùng tinh tế và thếp vàng. Hiện nay, ngôi đình đang được trưng bày rất nhiều di tích về khảo cổ và có giá trị và ý nghĩa to lớn đối với lịch sử.
Am Bà Chúa
Nơi này thường được người dân địa phương gọi là mộ Mị Châu với cây đã đã tồn tại hàng ngàn năm. Phần gốc của cây rẽ đôi mở ra một lối đi để du khách có thể di chuyển vào phía bên trong. Nơi đây có tượng Mị Châu – là một tảng đá giống như dáng người như đã cụt đầu. Theo tích kể lại rằng, Mị Châu sau khi chết đã hóa thành hòn đá lớn trôi về thành Cổ Loa, người dân đã lập am thờ ngay tại đó.
Có thể bạn quan tâm:
- Tháp nghiêng Pisa – Kỳ quan nổi tiếng và đặc biệt của Ý
- Tràng An – Khu quần thể danh lam thắng cảnh nên thơ hữu tình
Đền thờ Cao Lỗ
Nhắc đến vương triều An Dương Vương, chắc chắn không thể thiếu được vị tướng giỏi là Cao Lỗ. Ông chính là người đã tạo nên nỏ thần Liên Châu đồng thời là người góp công lớn nhất trong công cuộc chỉ huy tạo nên thành Cổ Loa. Để tưởng nhớ những công lao là vị tướng tài hoa này mang lại, người dân đã lập đền thờ và dựng tượng ông.
Thành Cổ Loa là một di tích với lối kiến trúc vô cùng độc đáo, đến đây chúng ta như trở về nguồn cội của dân tộc. Thành cổ như là một chứng nhân chứng kiến sự thay đổi từng ngày của dân tộc đồng thời thể hiện cho truyền thống đoàn kết, dựng nước và giữ nước từ thời xa xưa.
Với những chia sẻ trên đây, bạn đã khám phá được những nét đẹp của thành Cổ Loa. Đến với khu di tích này, mỗi người dân Việt lại được sống lại với những ký ức hào hùng và yêu thêm nét văn hóa nguồn cội của dân tộc.