Đấu trường La Mã Italia được nhiều người biết đến không chỉ vì nó là một trong những kiệt tác bậc nhất tại “đất nước hình chiếc ủng” mà nó còn được mệnh danh là một trong những di tích lịch sử có niên đại lâu đời nhất. Cùng chúng tôi tìm hiểu về địa danh này trong bài viết sau đây.
Giới thiệu chung về đấu trường
Đấu Trường La Mã – tiếng Anh gọi là Colosseum, được xây dựng tại thành Rome của nước Italia. Đây là một công trình đầy sức nặng về mặt kiến trúc và thời gian tồn tại lâu đời nhất. Đấu trường được xây dựng cách đây khoảng 2000 năm với mục đích trở thành nơi mua vui cho người dân La Mã cùng với những trận đấu khốc liệt.
Theo thời gian, đấu trường này đã dần trở nên hao mòn và mai một nhưng vẫn được xem là một công trình kiến trúc tiêu biểu của đế chế La Mã cổ đại. Không những thế, công trình này còn là niềm tự hào của nước Ý khi được nhiều nước trên thế giới biết đến và tìm hiểu về địa danh này.
Lịch sử hình thành – mục đích xây dựng đấu trường La Mã
Đấu trường La Mã có nhiều trên gọi khác nhau từ tiếng phổ thông của Italia cho đến tiếng Latinh như Amphitheatrum Flavium hay Anfiteatro Flavio và cái tên đặc biệt là Colosseum hay Colosseo. Đây là một đấu trường lớn ở thành phố Rome với mục đích sử dụng cho các võ sĩ giác đấu, các tù binh, các nô lệ biểu diễn thi đấu trước công chúng nơi đây.
Những năm 70, 72 sau Công nguyên, đấu trường này đã được hình thành và bắt đầu xây dựng, cho tới năm 80 dưới thời Titus mới hoàn thành công trình kinh điển này. Đến khoảng năm 81-96 thì vua Domitian đã sửa chữa thêm một lần nữa để tạo thành một kiệt tác hoàn chỉnh.
Mục đích xây dựng đấu trường la mã là vì nhà vua cho xây dựng đấu trường bởi người dân La Mã cổ đại rất thích xem các cuộc thi đấu. Đặc biệt, các cuộc thi giữa người với người, thú với thú hay là cả người với thú. Đây được cho là công trình đồ sộ nhất tại thời điểm bấy giờ với sức chứa lúc mới xây công trình khoảng 50.000 người.
Sự hùng vĩ của đấu trường
Đồi Caeli, đồi Esquiline và đồi Palatine chính là ba điểm bao bọc nên đấu trường này, ở giữa ba đồi chính là một con kênh chảy qua tạo thành một đầm lầy bằng phẳng nhất. Tuy vậy khi bản vẽ đấu trường được đưa ra, họ đã không ngần ngại để xây dựng nên kiệt tác này tại đây.
Đấu trường La Mã được xây dựng với chiều cao lên đến 57 mét, chiều dài 188 mét và chiều rộng là 158 mét. Tường bên ngoài có chu vi 545 mét, những người dân cổ đại đã phải dùng đến 100 000 m3 đá hóa cương để xây dựng nên đấu trường này. Theo các nhà nghiên cứu, số đá hóa cương đó có thể dùng để xây được 40 bể bơi với kích cỡ chuẩn Olympic.
Để kết các khối đá vào với nhau, họ đã phải dùng những mối nối bằng sắt, tổng số lượng sắt được ước tính là khoảng 300 tấn. Ngoài ra, người dân đã dùng hơn 25.000 mét khối vữa và sỏi để trộn thành bê tông cùng 1 000 000 viên gạch với những kích cỡ khác nhau dành cho công trình đồ sộ này. Sau nhiều lần sửa chữa, sức chứa của đấu trường lên bây giờ đã lên đến 80.000 người.
Với số lượng nguyên vật liệu khổng lồ nay, người dân họ thật sự đã nghiên cứu một cách kỹ càng nhất trước khi đưa vào xây dựng. Cùng với sức người và sức của, họ đã tạo nên một công trình kiến trúc khiến nhiều người phải ngưỡng mộ cho tới ngày nay.
Cấu tạo, đặc điểm của đấu trường
Tại bên trong trung tâm của Đấu Trường La Mã là Hypogeum, đặc điểm của đấu trường La Mã chính là một phần của mạng lưới ngầm phía dưới sàn thi đấu. Tại đây, mọi người có thể thoát ra khỏi tòa nhà chỉ trong vài phút. Với nhiều lối vào và lối ra riêng biệt nhất để tạo nên công trình đặc sắc này.
Với đặc điểm kết cấu trong đấu trường gồm 4 hàng cửa theo dạng vòm và uốn cong với các trụ đá vuông vắn có chiều cao 48 mét chia làm ba tầng ở bên ngoài thành đấu trường. Mỗi một hàng cửa vòm có tất cả 80 cửa để khán giả ra vào, trong đó các cổng chính phía Bắc sẽ dành riêng cho các Hoàng Đế La Mã và các cận thần đi qua.
Đặc điểm của đấu trường La Mã chỗ ngồi trên khán đài đó là bên thi công sẽ thực hiện thi công theo địa vị, chức tước của người đến xem trận đấu. Tại các hàng ghế đầu, còn gọi là ghế VIP để dành cho những vị Hoàng đế và hoàng tộc. Sau đó là ghế của các kỵ sĩ chiến đấu và người dân đến xem.
Ở sân thi đấu chính thức của đấu trường La Mã được căng thêm một tấm vải bạt với chức năng che mưa và che nắng phía trên. Ban đêm khi các cuộc giao lưu trình diễn thì hệ thống đèn đuốc chùm bằng sắt khổng lồ được treo lơ lửng để tạo thành ánh sáng hỗ trợ cho quá trình thi đấu, biểu diễn.
Ấn tượng của đấu trường La Mã
Đã trải qua nhiều năm, chứng kiến nhiều thăng trầm lịch sử, đấu trường La Mã giờ đây đã bị mai một do nhiều tác động như động đất, thảm họa, chiến tranh,… Tuy vậy, đây vẫn được xem như là một công trình kiến trúc mang tầm cao, vĩ đại và kinh điển nhất của đế chế La Mã khi xây dựng và hình thành.
Đây cũng chính là một trong những địa điểm thu hút rất nhiều khách du lịch thế giới đến để chiêm ngưỡng và du lịch. Tại đây khách du lịch có thể tham quan mạng lưới khổng lồ nhất dưới lòng đất, nơi luyện tập của các đấu sĩ trước khi ra trận.
Đấu trường La Mã mang lại nhiều ấn tượng sâu sắc bởi những dấu ấn đặc biệt mà nơi đây đã lưu truyền lại. Ngày nay, dù đấu trường đã bị bỏ hoang nhưng vẫn mở cửa để chào đón du khách khắp thế giới. Tại đây bạn có thể chiêm ngưỡng một thành trì đồ sộ, cùng hệ thống sân thi đấu kinh điển nhất từ xưa truyền lại.
Đây là một trong những địa điểm du lịch hàng đầu ở thành phố Roma – Italia với hàng ngàn lượt khách du lịch ghé thăm mỗi năm. Ở đây có thời gian mở cửa hầu như hàng ngày. Nếu bạn quan tâm đến thành trì mang kiệt tác đồ sộ này, hãy đến đây để chứng kiến thực tế về những chiến tích lịch sử của nhân loại xưa kia.
Thành quả của đấu trường
Đấu trường La Mã là một trong những kiến trúc có thời gian lưu giữ lâu đời nhất về cả mặt kiến trúc và lịch sử hoạt động. Nơi đây đã được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới vào năm 2007 và là trong 7 kỳ quan của thế giới ngày nay.
Cho tới ngày nay đấu trường nay đã được chính phủ Italia trùng tu theo từng đợt, nhưng vẫn giữ nguyên nền tảng kiến trúc xưa cũ nhất. Sau thời gian hình thành và phát triển, công trình kiệt tác này vẫn mang nhiều thời gian lịch sử lâu đời nhất.
Tại đấu trường La Mã vẫn diễn ra những cuộc hội họp của giáo hội công giáo, đồng thời thực hiện bất đèn theo nghi thức để tường nhớ về nơi lịch sử nay. Tuy không còn những cuộc chiến đấu đầy khốc liệt, mà nơi đây vẫn được hình thành nên những nét bản sắc văn hóa mà không phải nơi nào cũng có thể duy trì được.
Như vậy đấu trường hùng vĩ này đã trở thành một trong những kiệt tác và cũng là địa điểm mà khách du lịch nào cũng muốn ghé thăm thực tế. Với thành lũy cao và vĩ đại, công trình kiến trúc đồ sộ, sự kết hợp hài hòa giữa các cấu tạo từng viên đá ở nơi đây.
Có thể bạn quan tâm:
- Đền Ngọc Sơn – Khu di tích đậm nét văn hóa của người Việt
- Động Phong Nha – Kỳ quan đệ nhất động tại Quảng Bình
Chắc chắn rằng bạn sẽ cảm thấy sửng sốt và bất ngờ nhất khi tham quan, chiêm ngưỡng cũng như biết được cấu tạo, đặc điểm của đấu trường La Mã này. Dù đã mai một theo thời gian, nhưng kỳ tích công trình mà đế chế La Mã đã để lại cho tới ngày nay thực sự không hề nhỏ. Đây cũng là một trong những điểm tự hào nhất mà Italia cần phải gìn giữ cho thế hệ tương lai sau này.