Cung Càn Thanh là một cung điện trong Tử Cấm Thành tại Bắc Kinh, Trung Quốc và là một trong Hậu Tam Điện tọa lạc ở trên cùng phía bắc của Tử Cấm Thành. Cung Càn Thanh là một cung điện trong Tử Cấm Thành tại Bắc Kinh, Trung Quốc và là một trong Hậu Tam Điện (hai điện còn lại là điện Giao Thái và cung Khôn Ninh, tọa lạc ở trên cùng phía bắc của Tử Cấm Thành. Vào thời nhà Thanh, cung được sử dụng làm nơi hoàng đế thiết triều, họp bàn chính sự cùng các đại thần trong Quân Cơ Xứ. Cùng tìm hiểu về Cung Càn Thanh ở Tử Cấm Thành nhé.
Lịch sử Cung Càn Thanh ở Tử Cấm Thành
Cung Càn Thanh ở Tử Cấm Thành được xây dựng trên nền đá cẩm thạch đơn cấp với hai lớp mái, nối với Càn Thanh Môn ở phía nam dẫn lên. Trong thời nhà Minh, đó là nơi ở của Hoàng đế. Không gian rộng lớn của cung chia thành hai lớp, mỗi lớp có 9 phòng và 27 chiếc giường. Mỗi đêm Hoàng đế sẽ chọn ngẫu nhiên một chiếc giường làm nơi nghỉ ngơi. Điều này tiếp tục được duy trì vào đầu thời Thanh. Nhưng khi Hoàng đế Ung Chính lên ngôi, ông không muốn tiếp tục sống trong cung Càn Thanh, vốn là nơi ở của Hoàng đế Khang Hy suốt sáu mươi năm cai trị.
Ung Chính và những hoàng đế sau này chuyển sang sống tại điện Dưỡng Tâm nhỏ hơn ở phía tây. Cung Càn Thanh ở Tử Cấm Thành sau đó trở thành nơi Hoàng đế thiết triều, xét án, tiếp đón sứ giả và tổ chức yến tiệc. Trên nền cao ở trung tâm điện là ngai vàng của Hoàng đế cùng một chiếc bàn để ông viết các chiếu chỉ và phê duyệt công văn từ các đại thần. Trên trần cung có chạm hình rồng cuộn.
Bí ẩn trong cung Càn Thanh
Trong hầu hết các triều đại phong kiến Trung Quốc , Hoàng đế được lập nên theo hình thức cha truyền con nối và con ở đây, chỉ có thể là con trưởng của người vợ cả. Trước khi kế vị ngai vàng, trưởng tử này sẽ phải trải qua một quá trình gọi là sắc phong thái tử.
Thế nhưng, nhà Thanh không duy trì hay nói đúng hơn là không tuân thủ theo quy định “lâu năm” này. Ngoài vua Đồng Trị – Tải Thuần, tất cả các Hoàng đế nhà Thanh đều không phải là con trưởng.
Đồng Trị vốn có một người em trai nhưng người này yểu mệnh chết sớm, vì thế nghiễm nhiên, không một ai có thể tranh giành ngôi báu với ông. Thậm chí, vị vua này cũng không cần thực hiện nghi lễ sắc phong Thái tử.
Trên thực tế, quy định về việc kế thừa ngai báu của Thanh triều đã từng có vài lần thay đổi. Ban đầu, triều đại này thi hành chế độ bình chọn, tiến cử. Theo đó, Thanh thái tông, Thanh Thế Tổ và Thanh Thánh Tổ đều do hoàng thất đề cử, tuyển chọn.
Tuy nhiên, Thanh Thánh Tổ Khang Hy vì muốn học theo cách của người Hán nên đã lập con trai cả là Dận Nhưng làm thái tử.
Tuy nhiên sau đó, vị Thái tử này không làm vua cha ưng ý nên đã bị phế. Hoàng tử thứ 4 của Khang Hy là Dận Nhưng sau đó đã nổi lên, giành địa vị và ngai vàng cho mình.
Trong khi đó, nhìn vào những bài học tàn khốc của việc tranh đoạt ngôi vị giữa các hoàng tử vài đời trước, Thanh Thế Tông Ung Chính đã nghĩ ra một tuyệt chiêu, đó là viết rõ tên tuổi của vị hoàng tử đã được chọn lựa làm người kế vị vào một tờ giấy, để vào hộp.
Hộp này sau đó được đặt vào vị trí chính giữa tấm biển “quang minh chính đại” ở ngự thư phòng của vua Thuận Trị trong cung Càn Thanh. Sau khi Hoàng đế qua đời, hậu duệ sẽ lấy cái hộp ra đọc và lập vua mới.
Biện pháp này được duy trì đến đời vua Đạo Quang song không hẳn là không bị sửa đổi. Hoàng đế Càn Long sau khi kế vị đã lập thứ tử Vĩnh Liễn làm thái tử. 3 năm sau đó, Vĩnh Liễn yểu mệnh qua đời, nhà vua đành đưa Vĩnh Diễm lên thay.
Còn dưới thời vua Hàm Phong, khi ông vua này lâm chung đã cho gọi Vương đại thần viết châu dụ, lập trưởng tử Đồng Trị làm thái tử. Sau khi Đồng Trị đế qua đời, Tải Điềm – Quang Tự đế lên thay. Ông vua này về sau truyền ngôi cho cháu trai là Phổ Nghi – Tuyên Thống đế. Tuy nhiên trong những lần lập đế này, đều có bàn tay của Từ Hy Thái hậu can thiệp.
Các Hoàng đế Thanh triều đều kế thừa các biện pháp giúp bản thân trở nên uy nghiêm nhất, tôn quý nhất của các đời Hoàng đế nhà Hán. Một ví dụ có thể dễ dàng nhận thấy, là họ đều sống trong những cung điện lớn, cấm quan, dân không được bước đến phòng riêng, tường của các cung, viện đều được xây bằng gạch Hoàng Lộc…
Trong khi đó, cách vua xưng hô với bề tôi cũng rất trang nghiêm, phàm là những từ dùng để nói về Hoàng đế đều là những mỹ từ. “Trẫm”, “ngự”… là hai trong số đó.
So với Hoàng đế nhà Minh, các nghi lễ của triều đình nhà Thanh được cho là nhiều hơn, thể hiện sự “tối cao vô thượng” của vua nhiều hơn. Nếu như dưới thời Minh, các quần thần chỉ phải bái vua 4-5 lạy thì quan quân Thanh triều phải thực hiện quy định 3 quỳ 9 lạy. Sứ thần ngoại quốc viếng thăm vua cũng phải thực hiện 3 quỳ 9 bái. Cho đến đời vua Hàm Phong, quy định này mới được dỡ bỏ. Đây là những bí mật ở Cung Càn Thanh ở Tử Cấm Thành.