Chùa Yên Tử là địa điểm du lịch tâm linh cực kỳ nổi tiếng tại Quảng Ninh, khi đến đây du khách thường dâng lễ cầu mong sức khỏe, bình an cho gia đình. Khi đi lễ du khách sẽ được chiêm ngưỡng cảnh sắc thiên nhiên cực kỳ thơ mộng và chụp lại những khoảnh khắc cực kỳ đẹp. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về ngôi chùa linh thiêng ngay nhé.
Giới thiệu tổng quan về Chùa Yên Tử
Chùa Yên Tử, nơi lưu giữ nét đẹp tâm linh, cổ kính của người dân Quảng Ninh bao đời nay. Vẻ đẹp tiềm ẩn và huyền bí bên trong đã thu hút hàng nghìn lượt khách đến đây tham quan và khám phá.
Lịch sử hình thành Chùa Yên Tử
Phật Hoàng Nhân Tông là người đã lập nên ngôi Chùa Yên Tử, ông truyền ngôi lại cho con trai và chọn lui về Yên Tử để tu hành và giảng đạo các chư tôn và tăng ni nghe. Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử là nét đẹp tín ngưỡng và Phật Giáo của văn hóa người dân Việt Nam. Pháp Loa và Huyền Quang là hai môn đệ của ông, cũng là người cùng ông sáng lập nên thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.
Năm 1304, ông đã đi khắp mọi miền đất nước để giảng đạo với mong muốn tìm ra truyền nhân cho thiền phái của mình. Trong khoảng thời gian giảng đạo, ông đã tìm ra một cậu bé có khả năng tạo nhãn và có tố chất pháp khí nên đã thu nạp về làm môn đệ. Sau một khoảng thời gian theo ông, cậu bé đã trở thành thiền sư với pháp danh là Pháp Loa.
Tiền sư Huyền Quang là trạng nguyên, học hành giỏi giang và làm quan chức Hàn Lâm. Tuy nhiên, khi được Phật Hoàng Nhân Tông dẫn đến nghe thiền sư Pháp Loa giảng đạo thì đã nên duyên với cửa Phật. Từ đó Huyền Quang chủ tâm xin xuất gia làm môn đệ tu hành cùng phật Hoàng Nhân Tông và Pháp Loa.
Sau này khi Phật Hoàng Nhân Tông qua đời, hai môn đệ Pháp Loa và Huyền Quang đã tiếp tục gìn giữ và phát triển thiền viện. Chính vì núi Yên Tử được mệnh danh là nơi lưu giữ những nét đẹp của Phật Pháp.
Giới thiệu đôi nét về Núi Yên Tử
Núi Yên Tử có độ cao 1080m so với mực nước biển, chùa có tên gọi là Bạch Vân Sơn hay Yên Tử Sơn. Đứng trên độ cao chập chùng của đỉnh núi, du khách sẽ được hòa huyện vào làn mây trắng bồng bềnh vô cùng huyền bí và đặc biệt.
Để đi từ chân núi lên đến chùa Đồng, du khách trải qua độ dài khoảng 6000m, trên đoạn đường đi là cảnh đẹp thiên nhiên núi rừng cực kỳ hùng vĩ và bao la. Từ chân núi lên đến đỉnh núi du khách sẽ gặp rất nhiều ngôi chùa, ngôi miếu, các am, tượng cực kỳ cổ kính đã có từ xa xưa.
Ngôi chùa không chỉ nổi tiếng rất tâm linh mà còn được biết đến với vẻ đẹp thiên nhiên trên đoạn đường đi. Những con suối cao thẳng đứng chảy qua các khe đá nghe tiếng róc rách, những cánh rừng đã có hàng ngàn năm, tất cả hòa quyện lại thành một khung cảnh hùng vĩ và huyền bí. Khi đến đỉnh núi du khách sẽ được chiêm ngưỡng được vẽ đẹp của dòng sông Bạch Đằng xa xôi cùng với một vùng Đông Bắc rộng lớn.
Chùa Yên Tử ở đâu?
Chùa Yên Tử hiện đang ngụ tại thôn Nam Mẫu, xã Thượng Yên Công thuộc TP Uông Bí Quảng Ninh. Chùa Yên Tử không phải là tên gọi chính gốc mà xuất phát từ cách gọi dân gian. Ngôi chùa thuộc trong khu di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Yên Tử và thuộc trong quần thể Yên Tử – Quảng Ninh.
Nên khám phá Chùa Yên Tử mùa nào trong năm?
Chùa Yên Tử tại Quảng Ninh hầu như mở cửa các ngày trong năm nên du khách có thể đến đây bất cứ thời điểm nào. Tuy nhiên, thời điểm diễn ra nhiều lễ hội và có thời tiết đẹp nhất mà du khách nên đến là vào khoảng mùng 10 tháng Giêng đến tháng 3 âm lịch. Vào khoảng thời gian này, rất nhiều lễ hội được diễn thu hút đông đông du khách đến đây dâng hương bái lễ và vui chơi.
Nếu du khách muốn tận hưởng không gian cổ kính và không thích bon chen, hãy đến đây vào tháng 3. Thời điểm này các hoạt động trở nên ít dần và lượng du khách đến sẽ ít hơn nên bầu không khí rất trong lành và thanh tịnh.
Hành trình tham quan các ngôi chùa cổ hàng trăm tuổi
Tại khu quần thể Chùa Yên Tử có rất nhiều ngôi chùa hàng trăm tuổi trong suốt hành trình tham quan, du khách sẽ bắt đầu từ chùa Trình và kết thúc tại chùa Đồng.
Chùa Trình tại núi Yên Tử
Ngôi chùa được xây dựng trên nền móng hình chữ Nhật, phân mai với hai lớp đặt song song với nhau, lớp mái trên nhỏ hơn lớp mai dưới. Bốn góc ngoài cũng của phần mái được thiết kế kéo nóc kiểu chồng rường con nhị rất đặc biệt, tạo nên sự thanh thoát cho ngôi chùa. Khi đến đây Chùa Trình hay được gọi với cái tên là Chùa Bí Thượng.
Chùa Suối Tắm và Chùa Cẩm Thực
Điểm đến thứ 2 đó chính là Chùa Suối Tắm và Chùa Cẩm thực, hai ngôi chùa này cách nhau khoảng 1km. Chùa Suối Tắm được đặt trên thế đất tựa đầu rùa với kiến trúc thiết kế ba gian và đặt trên đất với hình chữ Đinh. Hai ngôi chùa được đặt tên là Suối Tắm và Cẩm Thực để tưởng nhớ công ơn của Vua Trần đã ban hơn 700 năm trước.
Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử
Quãng đường đi đến thiền viện Trúc Lâm Yên Tử khoảng 4km, tại đây có rất nhiều ngôi chùa lớn nhưng theo thời gian và chiến tranh đã bị quá hủy khá nhiều. Đến năm 2022, ngôi chùa đã được phục dựng lại dựa trên các dấu tích cũ. Thiền viện Trúc Lâm là địa điểm đầu tiên mà vua Trần Nhân Tông đặt chân khi đến núi Yên Tử.
Chùa Giải Oan Yên Tử
Khi đi đến chùa Giải Oan Yên Tử, du khách sẽ được chiêm ngưỡng cảnh vật thiên nhiên cực kì thơ mộng và huyền bí. Ngay phía trước ngôi chùa sẽ là dòng suối cực kỳ trong và dòng chảy róc rách từ các khe đá nhỏ. Ngay tại không gian sân chùa, du khách được nhìn thấy núi Yên tử được ôm lấy bởi những đám mây trắng xóa.
Chùa Hoa Yên Hoa Tử
Từ ngôi chùa Giải Oan Yên Tử, du khách đi qua 1135 bậc đá sẽ đến với chùa Hoa Yên Hoa Tử. Đây là ngôi chùa được xây dựng đẹp nhất và lớn nhất trên ngọn núi Yên Tử. Ngôi chùa nằm tại vị trí 516m và thoát ẩn thoát hiện bên trong làn mây trắng xóa.
Chùa Một Mái Yên Tử
Chùa Một Mái có kiến trúc rát đặc biệt khi một nửa ngôi nhà ẩn sâu trong hang đá, một nửa phía trước sẽ nhô ra bên ngoài và hiện lên với một lớp mái. Chùa nằm ngay tại sườn núi và được bao quanh bởi cây cối nên rất huyền bí.
Chùa Bảo Sái và Chùa Vân Tiêu
Chùa Bảo Sái là nơi thờ cúng thiền sư Bảo Sái, ông là người thân cận với Phật Hoàng Nhân Tông. Thiền sư Bảo Sái chuyên ghi chép lại kinh văn của thiền viện Trúc Lâm Yên Tử giảng đạo. Đi theo sườn núi khoảng 200m sẽ đến chùa Vân Tiêu, chùa là một cái am nhỏ và được biết đến với các tên là Am Tử Tiêu.
Chùa Đồng Yên Tử
Khi đi đến chùa Đồng thuộc quần thể Chùa Yên Tử là du khách đã đi đến điểm cuối của núi Yên Tử, ngôi chùa với trọng lượng 60 tấn và được làm hoàn toàn bằng đồng. Chùa được ví như một bông hoa sen nở trên bầu trời. Khi lên đến đây, bạn như được chạm vào mây, mọi thứ trở nên thanh tịnh và nhẹ nhàng giữa lòng Phật Pháp.
Có thể bạn quan tâm:
- Đền Ông Hoàng Mười – Điểm văn hoá tín ngưỡng đặc sắc nhất
- Hồ Gươm – Tìm về vẻ đẹp biểu tượng của Thủ đô Hà Nội
Bài viết trên đã chia sẻ đến quý bạn đọc những địa điểm không thể bỏ lỡ khi đến Chùa Yên Tử tại Quảng Ninh. Đi từ chân núi lên đỉnh núi, du khách sẽ trải nghiệm rất nhiều địa điểm lịch sử và nét đẹp văn hóa nơi đây.