Du lịch không chỉ giúp con người xả stress mà còn khám phá thêm nhiều điều mới lạ và mở rộng tầm kiến thức hiểu biết của mình. Chùa Bái Đính là một địa danh không thể không ghé nếu bạn đặt chân đến Ninh Bình. Nơi đây không chỉ có phong cảnh thơ mộng giữa cảnh sông núi, cây xanh bao bọc mà còn là nơi rất tâm linh với người dân tại đây.
Tìm hiểu lịch sử, địa lý của chùa Bái Đính
Bái Đính là một điểm đến du lịch nổi tiếng tâm linh của vùng đất Ninh Bình, nơi đây thu hút một lượng khách đông đảo đến để tham quan và vãn chùa. Sau đây là thông tin về vị trí và dòng thời gian lịch sử lâu đời của chùa Bái Đính.
Chùa Bái Đính nằm ở đâu?
Ngôi chùa tâm linh nằm trên núi tại địa chỉ ở xã Gia Sinh – Gia Viễn – Ninh Bình. Chùa nằm ở một vị trí đắc địa, có thể di chuyển sáng Hoa Lư và Tràng An nhanh chóng và dễ dàng.
Chùa Bái Đính rất nổi tiếng với bề dày lịch sử gắn liền với 3 triều đại phong kiến của nước ta (Thời Đinh, Tiền Lê, Lý). Không gian của chùa rất rộng, lên tới 539 ha gồm có khu chùa cổ, khu chùa mới và nhiều công trình đang xây dựng khác.
Tìm hiểu dòng lịch sử của ngôi chùa
Nhiều người biết đến Bái Đính là địa danh rất tâm linh nhưng vẫn không biết ngôi chùa này có từ bao giờ. Chùa Bái Đính ra đời với dòng thời gian gần 1000 năm lịch sử, ngôi chùa được chính thức xây dựng vào năm 1121 (theo tài liệu được ghi chép).
Ngôi chùa thờ các vị thần như thần Cao Sơn, thiền sư Nguyễn Minh Không, Phật và Tiên, sau đó được trùng tu và mở rộng thêm. Chính vì vậy, nơi đây xuất hiện 2 chùa đó là Bái Đính cổ và Bái Đính mới, vẫn giữ nguyên các vị thần.
Những thời điểm lý tưởng để đi tham quan chùa
Vào các dịp Tết, chùa Bái Đính thường xuyên tổ chức lễ hội chùa nên thu hút được rất nhiều du khách đến đây tham quan và cầu mong bình an, may mắn. Các lễ hội thường kéo dài từ mùng 6 tháng 1 âm lịch cho tới tháng 3. Tuy nhiên, không cần đợi đến thời gian này, người dân đã tìm đến chùa ngày từ mùng 1 để cầu mong một năm mới nhiều điều tốt đẹp.
Nếu bạn muốn tận hưởng không khí lễ hội, khung cảnh náo nhiệt của chùa, nên chọn khoảng thời gian từ tháng giêng đến tháng 3 âm lịch. Tuy nhiên, đây là mùa du lịch cao điểm của Bái Đính nên sẽ xảy ra trình trạng quá tải.
Bạn là người thích sự yên tĩnh không thích ồn ào náo nhiệt, không nên đi vào khoảng thời gian này. Các khoảng thời gian còn lại trong năm sẽ là sự lựa chọn tốt, đặc biệt đi vào khoảng mùa hè thời tiết đẹp sẽ giúp cho hành trình khám phá của bạn thêm tuyệt vời hơn.
Đi chùa Bái Đính nên tham quan những địa điểm nào?
Quần thể du lịch chùa Bái Đính có rất nhiều nơi để bạn tham quan, khám phá, mỗi nơi sẽ mang một sắc thái riêng. Sau đây là một số địa điểm nổi bật với những câu chuyện ký bí khiến nhiều người tò mò.
Hang sáng, động tối
Hang sáng là nơi thờ thần và Phật, ngoài cửa đặt 2 vị thần, bên trong là tượng thờ Phật. Trong hang vẫn có đủ ánh sáng tự nhiên nên người ta gọi là hang sáng, đi đến cuối sẽ đến với đền thờ thần Cao Sơn.
Trong động tối được lắp đặt nhiều hệ thống đèn tạo nên không gian lung linh, kỳ bí, phí trên là những mảng đá thạch nhũ được hình thành từ các mạch nước ngầm trong động. Bậc thang lối đi được trang trí hình rồng uốn lượn, chính giữa là giếng nước tự nhiên tạo nên sự thanh mát cho du khách.
Ngôi đền thờ thánh Nguyễn tại chùa Bái Đính
Đền là thuộc khu chùa Bái Đính xây theo hướng tựa núi nhìn sông, đặt tượng của thiền sư Nguyễn Minh Không. Chuyện kể về một người thiền sư lên núi hái thuốc chữa bệnh cho vua và vô tình thấy một hang động rất đẹp nên xây chùa thờ Phật. Thiền sư là danh y nổi tiếng bốc thuốc cứu người và là người nghiên cứu, tìm hiểu nguồn gốc văn minh Đông Sơn và sưu tầm đồ đồng cổ.
Để tưởng nhớ những việc làm cao đẹp của thiền sư, người dân nơi đây đã làm tượng thờ trên chùa Bái Đính và được thờ ở nhiều nơi. Kiến trúc ngôi đền rất vững chãi tạo nên khối kiến trúc hài hòa, bên trong được chạm khắc bằng những hình ảnh rất sinh động mang lại nét đặc sắc và ấn tượng cho du khách khi tới đây tham quan.
Điểm tham quan giếng Ngọc
Giếng Ngọc được biết đến là nơi mà thiền sư Nguyễn Minh Không đã lấy nước ở đó sắc thuốc cho người dân và vua để chữa bệnh cứu biết bao người. Xung quanh giếng là những lan can đá tạo nên một vòng tròn rộng. Nhìn từ trên xuống, giếng Ngọc cực kỳ nổi bật giữa một khuôn cây xanh và nước bao phủ. Đây là giếng chùa lớn nhất được ghi nhận tại Việt Nam.
Bái Đính có chuông đồng lớn nhất Việt Nam
Chùa Bái Đính mới nổi tiếng với nhiều công trình có tầm cỡ trong khu vực, đặc biệt là chuông đồng lớn nhất Việt Nam với chiều cao 5.5m, đường kính 3.5m, khối lượng nặng đến 36 tấn. Trên chuông được chạm khắc chữ Hán cùng những hình rồng rất sinh động.
Những điểm cần chú ý khi tham quan chùa Bái Đính
Bái Đính – Tràng An là một vùng đất tâm linh với địa hình sông nước, đồi núi rất phong phú. Chính vì vậy, khi du lịch tham quan khám phá hoặc vãn cảnh chùa, bạn nên chú ý những điều dưới đây:
Cách lựa chọn trang phục
Khi đi khám phá hành trình Bái Đính – Tràng An, bạn nên sử dụng những đôi giày thể thao để bảo vệ chân và giúp thuận tiện cho việc di chuyển ở những địa hình cần phải leo nhiều. Chùa là nơi trang nghiêm, vì vậy bạn nên mang những bộ đồ lịch sự khi đi vào chùa, không nên mặc những bộ đồ bó sát gây nhiều bất tiện khi di chuyển.
Mua đồ lưu niệm
Trên chùa Bái Đính có bày bán rất nhiều những mặt hàng, món đồ lưu niệm và các loại đặc sản để du khách mua làm quà hoặc làm kỉ niệm. Tuy nhiên, giá thành tại đây sẽ rất cao, bạn nên xuống chân núi để mua để có thể chọn được nhiều vật kỉ niệm với giá thành phải chăng.
Mang tiền khi đi lễ chùa Bái Đính
Khi đi lễ chùa nên mang theo tiền lẻ để có thể quyên góp và bỏ vào trong hòm công đức không nên đặt lên tượng chùa sẽ tạo ra hình ảnh không đẹp mắt. Điều này không bắt buộc nhưng với những tín đồ của Phật giáo, đây được xem như một lễ vật để cầu xin một điều gì đó như sức khỏe, bình an,…
Mang theo lương thực và nước uống
Trong quá trình khám phá, chinh phục Bái Đính – Tràng An, bạn cần mang theo người một chút đồ ăn nhẹ, nước uống và những vật dụng cần thiết trong quá trình di chuyển. Hành trình có chút vất vả tuy nhiên những gì bạn khám phá tại chùa Bái Đính sẽ rất xứng đáng với công sức của mình đấy.
Những món đồ cần thiết
Tiết trời đầu xuân ở đây thường có hiện tượng mưa phùn nhẹ, bạn nên chuẩn bị cho mình những chiếc ô nhỏ để dự phòng khi cần thiết. Còn nếu đi mùa hè, đừng quên mang theo mũ và các đồ chống nắng để tránh bị ảnh hưởng sức khỏe. Đặc biệt là đừng quên mang theo những thiết bị thông minh để lưu lại cho mình những bức hình kỉ niệm thật đẹp và những khoảnh khắc thật đáng nhớ.
Có thể bạn quan tâm:
- Tổng hợp những kinh nghiệm khi đi du lịch Chùa Một Cột
- Đền Bà Chúa Kho – Nơi lưu giữ nét đẹp tâm linh tại Bắc Ninh
Chùa Bái Đính vào mùa nào cũng mang một nét đẹp và điểm ấn tượng riêng mang đến cảm giác nhẹ nhàng và thanh bình cho bạn. Nếu bạn đang muốn chọn một địa điểm du lịch mang tính khám phá và thích vãn cảnh chùa, Bái Đính – Tràng An sẽ là một lựa chọn hoàn hảo đấy.