Hát chèo là một loại hình nghệ thuật dân gian, ra đời từ rất lâu và được xem như món ăn tinh thần của mỗi người Việt Nam. Những giai điệu hay, ý nghĩa thấm nhuần vào đời sống xã hội, tư tưởng của mỗi người dân. Vậy nhưng hiếm ai có thể nắm được các thể loại hát chèo hiện nay cũng như sự ra đời của loại hình nghệ thuật đặc sắc này. Để hiểu rõ hơn về nghệ thuật Chèo cổ, nguồn gốc hát chèo bắt nguồn từ đâu cũng như sự hình thành những tác phẩm đặc sắc như hiện nay, hãy cùng theo dõi bài viết sau.
Hát chèo là gì?
Nghệ thuật hát chèo bắt nguồn và được nuôi dưỡng, phát triển mạnh mẽ nhất tại khu vực Trung Du miền núi phía Bắc, vùng Đồng Bằng Sông Hồng và khu vực Bắc Trung Bộ. Đây là một trong những loại hình nghệ thuật sân khấu cổ truyền phổ biến từ thời xa xưa và được lưu truyền, yêu thích cho đến ngày nay.
Theo các tài liệu lưu truyền, Chèo được hình thành từ những năm thế kỷ thứ 10. Loại hình nghệ thuật này nổi bật với những ngôn từ ví von, diễn tả đa dạng, phản ánh trực tiếp về các góc nhìn đời sống, dân tộc bất khuất, kiên cường, lực quan, yêu nước, giản dị, nhân ái,…. Chính vì thế mà hát Chèo được xem là loại hình sân khấu hội hè tiêu biểu, đặc sắc. Nghệ thuật Chèo có đầy đủ các thể loại văn học từ anh hùng sử thi, lãng mạn đến thơ ca,… hơn hẳn các loại hình truyền thống khác hiện nay.
Nghệ thuật chèo có nguồn gốc từ đâu?
Vào thời nhà Đinh thuộc thế kỷ thứ 10 có một vũ ca tài năng trong kinh thành Huế tên Phạm Thị Trân đã sáng tạo nên những ca từ của Chèo. Từ đó trở đi, loại hình hát Chèo đã được phát triển rộng rãi toàn bộ vùng Bắc Bộ. Qua từng giai đoạn lịch sử, người dân đã phát triển các tích truyện ngắn của Chèo thành các vở diễn trọn vẹn hơn, dài hơn, ca từ được trau chuốt, sâu lắng, sắc bén hơn. Đây chính là nguồn gốc của nghệ thuật Chèo.
Nhắc đến sự phát triển của nghệ thuật hát Chèo cổ không thể bỏ qua một cột mốc quan trọng vào thế kỷ thứ 14. Lúc bấy giờ có một con hát Kinh Kịch nằm trong đội quân Mông Cổ bị bắt ở Việt Nam. Người này trong thời gian ở Việt Nam đã nghe những câu Chèo cổ, sẵn máu hát trong người, Lý Nguyên Cát đã lồng ghép vào Chèo những khúc ngân nga. Từ đó, thay vì đơn thuần chỉ có những phần ngâm, phần nói dân ca, Chèo đã có thêm phần hát. Những bài hát Chèo có tông nhạc cao, kén giọng nên không phải ai cũng có thể thể hiện được.
Nghệ thuật hát Chèo gắn liền với nền văn minh lúa nước thuộc đồng bằng châu Thổ sông Hồng. Sau mỗi vụ mùa thu hoạch, người dân lại tổ chức những lễ hội cảm tạ thần thánh đã ban cho vụ mùa no ấm, để vui chơi sau một vụ mùa vất vả. Kết hợp với làn điệu Chèo chủ yếu là trống, tiếng trống cầu mưa thuận gió hòa cũng là một phần của văn hoá cổ đất Việt.
Nghệ thuật hát Chèo sở hữu đặc điểm riêng biệt
Nghệ thuật hát Chèo mang nhiều đặc trưng khác nhau. Nổi bật nhất là:
- Sân khấu chèo phản ánh đầy đủ, trọn vẹn hiện thực đời sống nông nghiệp, nông thôn và nông dân.
- Thể loại hát Chèo là loại kịch hát dân tộc có tính nguyên hợp.
- Hát Chèo khắc hoạ, thể hiện hình tượng của nhân vật.
- Mỗi bài hát Chèo đều là sự kết hợp tinh tế, điêu luyện nhất giữa thực và hư, gián cách và hòa cảm, khách qua và chủ quan.
- Nghệ thuật Chèo kết hợp nhuần nhuyễn yếu tố bi và hài.
- Hát Chèo mang đến cảm xúc riêng cho người nghe, các giai điệu kích thích khán giả, tạo nên sự giao lưu, kích động sức sáng tạo người nghệ sĩ sáng tác và trình diễn trên sân khấu.
Nghệ thuật chèo đa dạng loại hình
Trước đây, Chèo thường được phân loại thành Chèo truyền thống và Chèo hiện đại. Tuy nhiên, qua quá trình nghiên cứu, sáng tạo nghệ thuật mà hát Chèo giờ đây được phân chia thành 4 thể loại khác nhau.
Nghệ thuật hát Chèo sân đình
Giai điệu Chèo sân đình được thể hiện ở các sân chùa, sân đình hay tại sân nhà quyền quý thời xưa. Loại hình hát Chèo này không yêu cầu quá nhiều về hình thức sân khấu, chỉ cần một chiếc chiếu trải, dàn nhạc cụ, nhạc công và diễn viên ngồi hai bên chiếu để tạo dàn đế. Chèo sân đình được diễn theo lối ước lên, thể hiện động tác cách điệu cùng ngôn ngữ của diễn viên.
Nghệ thuật Chèo cải lương
Nguyễn Đình Khởi là người khởi xướng lối hát cải lương. Trong những năm từ 1920 đến 1945, lối hát này được người dân sử dụng nhiều, hoàn thiện hơn trong từng câu từ. Chèo cải lương đã có phần cải tiến hơn Chèo cổ nhiều về hình thức sân khấu, trang phục, đạo cụ. Những diễn viên có thêm nhiều động tác múa cách điệu, tác phẩm được hoàn thiện thao các màn, lớp, bỏ, mú.
Nghệ thuật Chèo Chái Hê
Chèo Chái Hê có xuất xứ từ việc kết nghĩa hai làng Tam Sơn (Đông Anh ngày ngay) và làng Vân Tương (Bắc Ninh). Những làn điệu hát Chèo Chái Hê thường được người dân biểu diễn vào những dịp đám giỗ, đám tang người cao tuổi, trong dịp Rằm tháng Bảy hàng năm.
Nghệ thuật Chèo hiện đại
Nghệ thuật Chèo Việt Nam giờ đây không chỉ phục vụ cho người dân mà còn được bảo tồn, lưu diễn tại nhiều nước trên thế giới. Đáp ứng được yêu cầu trong quá trình hội nhập, đáp ứng được nhu cầu đa dạng người nghe, hát Chèo đã phát triển theo hướng hiện đại hoá từ những năm sau trận chiến lịch sử Việt Nam năm 1954. Nhiều nghệ sĩ đã mạnh dạn cải biên ca từ, làn điệu cho phù hợp với thị hiếu người nghe.
Kể từ năm 1954, nghệ thuật Chèo đã được nhiều đoàn nghệ thuật đưa đi biểu diễn ở những nước xã hội chủ nghĩa và được đón nhận nồng hậu. Sau khi đất nước hòa bình, hát Chèo là thể loại nghệ thuật được hóp mặt nhiều trong các chương trình liên hoan văn hoá nghệ thuật ở trong và ngoài nước, gây dựng tiếng tăm cho các nghệ sĩ, tác phẩm.
Các tác phẩm Chèo ấn tượng
Có nhiều tác phẩm hát Chèo đã in sâu vào văn hoá, đời sống của người Việt. Giờ đây, cho dù người diễn thay đổi, bối cảnh thay đổi, trang phục thay đổi nhưng những giá trị mà tác phẩm Chèo đem lại hoàn toàn còn vẹn nguyên. Là người yêu thích ca từ, sự đơn giản, mộc mạc của hát Chèo thì không nên bỏ qua các tác phẩm:
- Vở chèo Quan Âm Thị Kính
- Vở chèo Lưu Bình Dương Lễ
- Vở chèo Đồng Tiền Vạn Lịch
- Hát chèo Xuý Vân giả dại
- Vở chèo Tôn Mạnh Tôn Trọng
- Vở chèo Kim Nham
- Vở Thị Mầu lên chùa & Xã trưởng – Mẹ đốp
- Vở chèo Tuần Ty Đào Huế
- Vở chèo Trương Viên
- Vở chèo Nghêu Sò Ốc Hến
- Vở chèo Trần Tử Lệ
- Vở chèo Trương Viên
- Vở chèo Hoàng Trìu kén vợ
- Vở chèo Từ Thức gặp tiên
Có thể bạn quan tâm:
- Taj Mahal – Kiệt tác nghệ thuật nổi tiếng nhất thế giới
- Thiền Viện Trúc Lâm – Điểm tâm linh nổi tiếng xứ xở ngàn hoa
Nghệ nhân đưa nghệ thuật hát Chèo gần với khán giả
Nghệ thuật hát Chèo Việt Nam trải qua mỗi giai đoạn phát triển đều có người kế thừa và phát huy. Những nghệ nhân nổi tiếng được khán giả yêu mến, người đã đưa nghệ thuật hát Chèo đến gần hơn với khán giả nhờ những tác phẩm ấn tượng, sâu sắc như:
- Nghệ sĩ ưu tú Thu Hiền
- Nghệ sĩ ưu tú Đình Cương
- Nghệ sĩ ưu tú Thanh Loan
- Nghệ sĩ Nhân dân Thúy Ngần
- Nghệ sĩ Nhân dân Hồng Ngát
- Nghệ sĩ Nhân dân Thanh Ngoan
- Nghệ sĩ ưu tú Nguyễn Quang Thập
- Nghệ sĩ Nhân dân Mai Thủy
- Nghệ sĩ ưu tú Mạnh Thắng
- Nghệ sĩ Nhân dân Tự Long
- Nghệ sĩ Nhân dân Huyền Phin
Như vậy, những thông tin trên đã mang đến cho người đọc cái nhìn rõ nhất, đa chiều nhất về nghệ thuật hát chèo cũng như nguồn gốc của hát chèo. Cho dù ra đời từ rất sớm nhưng những giá trị mang đến cho khán giả vẫn vẹn nguyên, ngày càng ý nghĩa.