Đà Lạt như một làn gió mát làm dịu cái nắng chói chang của vùng đất Tây Nguyên. Tại đây, các đồng bào dân tộc thiểu số đang đoàn kết, sinh sống trên vùng núi cao nguyên thơ mộng. Nơi đây có những phong tục mang đậm bản sắc văn hoá, trong đó văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên mang nhiều đặc sắc được bảo tồn và phát huy.
Thông tin sơ bộ về văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên
Không gian văn hoá cồng chiêng là điểm nhấn, là giá trị văn hoá cốt lõi của vùng đất Tây Nguyên. Khi nhắc tới vùng đất này ai cũng nghĩ ngay đến các tiết mục biểu diễn bằng cồng chiêng. Ban đầu, chỉ được tổ chức một quy mô nhỏ giữ những người dân trong bản làng để cùng nhau vui chơi, ăn mừng những ngày lễ lớn trong năm.
Về sau, khi du lịch càng phát triển, những điệu múa này được nhiều người yêu thích và tổ chức với quy mô rầm rộ. Không chỉ người dân trong bản địa, du khách trong nước và những du khách quốc tế cũng hứng thú xem các điệu múa này.
Nhằm ghi nhận những giá trị văn hoá, Năm 2005, UNESCO đã công nhận Không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên là một kiệt tác phi vật thể nhân loại. Sự kiện này tôn vinh lên vẻ đẹp, sự tự hào của đồng bào dân tộc Tây Nguyên và cả toàn nhân dân Việt Nam nói chung.
Những điệu múa cồng chiêng Tây Nguyên sẽ là sự kết hợp của con người cùng với các dụng cụ cồng chiêng và không gian, các bản nhạc hoá tấu. Đây cũng chính là một nét đẹp, một điểm nhấn hấp dẫn cho sự phát triển du lịch nơi đây từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
Thưởng thức cồng chiêng Tây Nguyên
Đặt chân tại Thành Phố Đà Lạt mộng mơ bạn không chỉ được ngắm nhìn khung cảnh đẹp nên thơ của thiên nhiên tươi đẹp, thưởng thức các món ăn độc đáo mà còn được giao lưu văn hoá với đồng bào sinh sống nơi đây. Cùng trải nghiệm sự thú vị về những con người, phong tục, nét đẹp của mảnh đất núi rừng Tây Nguyên.
Núi LangBiang là một địa danh du lịch nổi tiếng, nơi đây có phong cảnh nên thơ hữu tình. Đặt chân lên đỉnh núi bạn sẽ được ngắm nhìn toàn bộ những gì có ở Đà Lạt, bạn sẽ như một vị chúa tể nhìn xuống mọi thứ thật nhỏ bé. Dưới chân núi là nơi sinh sống của dân tộc K’ho, họ đã phát triển văn hoá cồng chiêng đến với công chúng.
Tham quan làng K’ho, bạn sẽ có được sự khám phá mới mẻ với các nét đặc trưng mang đậm văn hoá như dệt thổ cẩm, đây cũng là nghề chính của người dân nơi đây. Đêm về, bạn sẽ được xem tham gia biểu diễn các tiết mục cồng chiêng rất độc đáo và đặc sắc.
Nét đặc sắc cồng chiêng Tây Nguyên
Nếu đã xem một lần biểu diễn tiết mục này bạn sẽ in sâu trong tiềm thức bởi sự thú vị, độc đáo của văn hoá này. Cùng tìm hiểu qua một số nét đặc sắc để bạn đọc hiểu rõ hơn nhé.
Phần lễ của Cồng chiêng Tây Nguyên
Lễ hội cồng chiêng sẽ được phân thành hai phần rõ ràng, tác biệt là phần lễ và phần hội. Ở phần nghi lễ, bạn sẽ được nghe kể về văn hoá cồng chiêng qua các già làng ở đây họ là người am hiểu và rõ nhất về nguồn gốc ra đời và sự phát triển của văn hoá cồng chiêng. Rồi mọi người sẽ cùng nhau thắp sáng màn đêm bằng cách đốt lửa sưởi ấm hòa nhịp chung. Trai làng sẽ là người thực hiện việc đánh cồng chiêng và chị em sẽ thực hiện các điệu múa, ca hát.
Phần hội
Đến với phần hội, bạn cũng sẽ được hòa mình vào giao lưu với người dân. Sẽ được cùng nhau hò reo nhảy múa tưng bừng trong không khí vui nhộn đoàn kết. Đặc biệt, trong buổi lễ sẽ có rượu cần và thịt nướng để mọi người cùng nhâm nhi, thưởng thức. Mỗi một tiết mục sẽ có điệu múa và bản nhạc hòa tấu khác nhau mang tới người thưởng thức sự mới mẻ và thú vị.
Phong tục uống rượu cần
Một trong những phong tục văn hoá của buôn làng nơi đây đó chính là uống rượu cần. Buổi lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên sẽ nhạt đi nếu như không có vị cay nồng của rượu cần. hơn thế, bạn sẽ được hiểu rõ hơn về lịch sự phát triển của văn hoá nơi đây và những phong tục tập quán của bà con vùng Tây Nguyên.
Giá trị văn hóa
Ở các dân tộc như K’ho, Gia Rai Ê Đê,… cồng chiêng là một loại nhạc cụ chỉ nam giới sử dụng. Nhưng với một số dân tộc khác, loại nhạc cụ này sẽ dành riêng cho cả nam và nữ. Riêng dân tộc Ê Đê Bih lai chỉ có phụ nữ tham gia chơi cồng chiêng mà thôi.
Mỗi một giai điệu cồng chiêng phát ra có ý nghĩa nhất định mà chỉ những người dân bản làng nơi đây mới hiểu được. Tiếng cồng chiêng vang vang cùng với các giai điệu hò reo tạo nên một bầu không khí vui vẻ, nhộn nhịp tạo nên một môi trường đoàn kết, gắn kết yêu thương.
Thanh âm của cồng chiêng như nỗi lòng của con người, là sự kết nối giữa con người và thiên nhiên trời đất. Như một lời cầu nguyện hay mang ơn với thần linh và bề trên. Mỗi một sự kiện sẽ có những giai điệu, hòa tấu và các điệu múa cũng mới mẻ và khác nhau.
Nỗ lực bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hoá
Sự phát triển kinh tế, xã hội đang làm thay đổi lối sống cũng như văn hoá của con người nơi đây. Đời sống mới đang dần phá vỡ đi kết cấu cộng đồng và những sinh hoạt truyền thống đang ngày một ít đi khiến không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên không còn hấp dẫn như trước.
Tình trạng mai một của cồng chiêng
Di sản văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên đang có nguy cơ mai một khiến cho việc chuyển giao các tri thức và phát huy giá trị này cho thế hệ tương lai gặp nhiều khó khăn. Đã từng có một thời gian người ta buôn bán cồng chiêng với giá cao đã khiến số lượng ngày càng ít đi, tiếng cồng chiêng đang dần mờ nhạt và thưa thớt.
Thanh niên Tây Nguyên đang dần không biết đến giá trị cũng như nét đẹp của văn hoá cồng chiêng, ít tham gia sinh hoạt cộng đồng hơn. Vì thế, cồng chiêng chỉ là chuyện của người già làng và đang mai một đi mỗi ngày. Những nghệ nhân nắm giữ giá trị đa mất hoặc còn rất ít nên cũng khó có thể lưu truyền.
Nỗ lực bảo tồn Cồng chiêng Tây Nguyên
Trước thực trạng và nguy cơ mai một đó Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch của những tỉnh lân cận như Lâm Đồng, Gia Lai, KonTum cùng với Viện Văn hoá nghệ thuật đã nhanh chóng triển khai và xây dựng các đề án bảo tồn. Những dự án này sẽ hướng đến việc khôi phục các lễ hội, tổ chức dạy cồng chiêng. Bên cạnh đó, thực hiện thành lập các câu lạc bộ, đội văn hoá nhằm lan truyền và phát huy nét văn hoá này.
Tại nhiều tỉnh, số lượng cồng chiêng còn rất nhiều lên đến hàng trăm bộ thế nhưng lớp trẻ lại không mấy ai có thể đánh được cồng chiêng. Cũng chính vì thế, tại nhiều địa phương, Thanh niên đã phát động các phong trào tập luyện đánh cồng chiêng nhất là hướng đến đối tượng đoàn viên. Hơn thế, nhiều người yêu bản sắc dân tộc, muốn lưu truyền lại đã tích cực phục hồi các xưởng chế tạo nên cồng chiêng.
Có thể bạn quan tâm:
- Dân ca quan họ Bắc Ninh – Nét văn hóa lưu truyền Hội Lim
- Nghệ thuật hát chèo – Nguồn gốc và những điều cần biết
Cồng chiêng Tây Nguyên chính là một nét đẹp được lưu truyền qua nhiều thế hệ với tấm lòng biết ơn. Với việc bảo tồn và phát huy truyền thống dân tộc đưa cồng chiêng hội nhập vào du lịch sẽ góp phần nâng cao giá trị văn hoá cũng như quảng bá hình ảnh con người Việt Nam đoàn kết, thân thiện.